Tin tức
Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người: Nguyên nhân và cách xử trí đúng để an toàn cho trẻ
- 22/03/2025 | Trẻ bị sởi tắm lá gì? Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sởi
- 08/04/2025 | Hướng dẫn ba mẹ xử lý đúng cách khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
- 20/04/2025 | Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp: Những điều cha mẹ nên biết để đảm bảo an toàn cho con
1. Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là như thế nào?
Tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ được hiểu là sự xuất hiện của ban đỏ rải rác hoặc tập trung ở vùng mặt, ngực, lưng, tay chân. Nốt mẩn có đặc điểm: sần, ngứa, có thể nổi lên rồi lặn đi sau vài giờ. Nếu chăm sóc da cho trẻ không đúng cách, da sau nổi mẩn dễ bị khô và bong tróc vảy.
Tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ thường xuất hiện kèm: ngứa dữ dội, sốt, tiêu chảy, buồn nôn, thở khò khè, ho, chảy nước mũi,...
Nốt mẩn đỏ dị ứng trên da trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người ở trẻ
2.1. Dị ứng thực phẩm
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ bao gồm: trứng, sữa bò, hải sản, đậu phộng, một số loại hạt,...
Khi bị dị ứng, cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại với một số protein có trong thực phẩm, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng của trẻ.
2.2. Dị ứng với thời tiết
Sự thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là trong thời điểm chuyển mùa, có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ phản ứng mạnh mẽ. Thời tiết lạnh, quá hanh khô hoặc nóng quá mức đều có thể khiến cho trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người.
2.3. Dị ứng với thuốc
Trẻ dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt có thể gặp phản ứng dị ứng. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ nổi mẩn đỏ sau khi dùng thuốc, cần ngưng thuốc ngay và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
2.4. Dị ứng với lông động vật, bụi nhà hoặc phấn hoa
Môi trường sống chứa nhiều tác nhân gây dị ứng như: bụi nhà, mạt bụi, lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc,... có thể kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Trong trường hợp này, trẻ dễ bị nổi mẩn đỏ toàn thân kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi hoặc thở khò khè.
Phấn hoa có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
2.5. Dị ứng với côn trùng
Một số loại côn trùng như muỗi, kiến, bọ chét hoặc ong,... nếu đốt vào da trẻ có thể gây phản ứng dị ứng mạnh. Nếu trẻ bị nhiều vết đốt thì các nốt mẩn có thể xuất hiện khắp cơ thể và khiến trẻ ngứa, gãi làm trầy xước da.
2.6. Dị ứng với hóa chất
Các sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, nước xả vải, bột giặt,... có chứa chất tẩy rửa hoặc hương liệu mạnh có thể khiến da trẻ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người.
3. Phương pháp xử trí đúng cách khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
3.1. Xác định và loại bỏ tác nhân gây dị ứng
Bước đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là xác định đúng tác nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
Nếu nghi ngờ dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên loại bỏ thực phẩm đó khỏi khẩu phần ăn của con. Nếu là do môi trường, cha mẹ cần làm sạch không gian sống, loại bỏ bụi bẩn, thú cưng hoặc phấn hoa,... và tránh cho trẻ tái tiếp xúc.
3.2. Thăm khám và can thiệp y khoa
Trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi:
- Mẩn đỏ lan rộng, kèm sốt cao trên 38.5 độ C.
- Trẻ khó thở, khò khè, sưng môi, sưng mí mắt.
- Mẩn đỏ không giảm sau 3 - 5 ngày chăm sóc tại nhà.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng trên da: mưng mủ, chảy dịch, nóng đỏ.
Thông qua xét nghiệm dị ứng bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người và hướng dẫn điều trị, chăm sóc cho trẻ đúng cách. Thông thường, trẻ bị dị ứng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ; thuốc bôi ngoài da giúp giảm ngứa, giảm viêm; thuốc uống chống dị ứng,...
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của người khác để sử dụng cho trẻ.
Test da tìm nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng
3.3. Chăm sóc tại nhà
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người tại nhà, một số việc sau cần được cha mẹ quan tâm thực hiện:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con, tránh cho trẻ mặc quần áo có chất liệu cứng và mặc ôm sát vào da.
- Hạn chế cho trẻ ra nắng hoặc ra gió mạnh khi đang bị dị ứng.
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin A, C, E,... và cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố.
4. Biện pháp phòng ngừa tái diễn dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người cho trẻ
Với trẻ có tiền sử dị ứng, để tránh tăng khả năng tái phát ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau:
- Thường xuyên dọn dẹp sạch môi trường sống của con để giảm tình trạng xuất hiện nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn,...
- Dùng máy lọc không khí hàng ngày.
- Chọn dùng xà phòng dịu nhẹ, nước xả vải không mùi hóa chất.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa,... hay bất cứ tác nhân nào là nguồn cơn gây dị ứng cho trẻ.
- Nếu trẻ ăn thực phẩm mới, hãy cho trẻ ăn bắt đầu với một lượng nhỏ, ăn từ từ và chú ý quan sát trong khoảng 2 - 3 ngày sau đó mới tăng khẩu phần ăn cho trẻ.
Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu xử lý đúng cách thì trẻ có thể được bảo vệ an toàn trước các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần xác định đúng tác nhân gây dị ứng cho con để trẻ được điều trị hiệu quả và tránh bị tái phát.
Nếu không biết làm cách nào để xử trí đúng khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, cha mẹ có thể đặt lịch khám cho con với bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
