Tin tức
Trẻ đi ngoài mùi trứng thối: Nguyên nhân và cách xử trí mẹ cần lưu tâm
- 08/01/2022 | Bác sĩ tư vấn: Trẻ đi ngoài phân đen cứng nguyên nhân là gì?
- 09/03/2022 | Trẻ đi ngoài ra bọt: nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí
- 01/10/2023 | Trẻ 6 tháng đi ngoài ngày mấy lần và chăm sóc như thế nào khi trẻ đi ngoài nhiều?
- 01/10/2023 | Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn và trẻ đi ngoài như thế nào là bất thường?
1. Một số đặc điểm phân của trẻ
Trước khi giải thích về những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài mùi trứng thối, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề phân của trẻ như thế nào được cho là bình thường.
Trẻ đi ngoài mùi trứng thối có thể do nhiều nguyên nhân.
Thông thường, trong những ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ có hiện tượng đi ngoài phân su. Đây là hỗn hợp những dịch nhầy, dịch ối. Phân su có thể màu xanh hoặc màu đen. Hiện tượng phân su với những đặc điểm nêu trên cho thấy rằng, hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt. Sau đó, phân của trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức. Cụ thể như sau:
- Đối với những trẻ bú sữa mẹ: Phân của trẻ sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh. Đặc điểm của phân là lỏng, có mùi chua, không thối.
- Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của trẻ sẽ sệt hơn so với những trẻ bú sữa mẹ, có màu vàng nâu hay vàng nhạt và có thể lẫn hạt trắng. Mùi phân của trẻ uống sữa công thức có thể hơi thối.
2. Vì sao trẻ đi ngoài mùi trứng thối?
Như đã nêu trên, phân của trẻ sơ sinh bú mẹ thường không có mùi thối. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phân của trẻ có thể nặng mùi hơn bình thường vì một số loại thực phẩm mẹ tiêu thụ. Ngoài ra, hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài mùi trứng thối còn có thể do những nguyên nhân như sau:
- Do trẻ không dung nạp được đường lactose.
- Trẻ gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, dị ứng thực phẩm,... Đây là những nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị suy yếu và dẫn tới tình trạng phân nặng mùi hơn bình thường.
- Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ mắc bệnh và cần dùng đến thuốc kháng sinh thì phân của trẻ cũng sẽ có mùi thối. Nguyên nhân là vì những thành phần trong thuốc có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gây hại cũng như các vi sinh vật đường ruột.
Thuốc kháng sinh có thể khiến phân của trẻ nặng mùi
- Do bệnh xơ nang: Đây là vấn đề có thể gặp phải ở những trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị tổn thương ở phổi. Khi bị xơ nang, phân của trẻ không những nặng mùi hơn mà còn có màu sắc bất thường.
3. Trẻ đi ngoài mùi trứng thối có nguy hiểm không?
Khi trẻ đi ngoài mùi trứng thối, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng cho trẻ và bối rối. Để biết tình trạng này có nguy hiểm không, cha mẹ cần bình tĩnh và quan sát trẻ để xem tình trạng thực tế của trẻ. Cụ thể:
- Nếu trẻ đi ngoài có mùi thối nhẹ và cơ thể của trẻ hoàn toàn bình thường, trẻ ăn ngủ tốt, cha mẹ không cần quá lo lắng. Trong những trường hợp này, mùi phân bất thường có thể là do chế độ ăn uống của mẹ chưa phù hợp đối với những trẻ bú mẹ hoặc do mẹ chưa chọn loại sữa phù hợp với con (đối với những trẻ dùng sữa công thức).
- Trường hợp phân của trẻ có mùi quá nồng hoặc kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, chẳng hạn như nôn, sốt, tiêu chảy hay phân có lẫn máu,... cha mẹ không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử trí kịp thời. Nếu để lâu ngày, tình trạng của trẻ sẽ càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
4. Phải làm sao khi trẻ đi ngoài mùi trứng thối?
Tùy theo từng nguyên nhân mà cách xử trí tình trạng trẻ đi ngoài mùi trứng thối cũng sẽ khác nhau. Cha mẹ cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ: Với những trường hợp trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần hiểu rằng, chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con, trong đó bao gồm đặc điểm phân của trẻ.
Các bà mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học để con không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
Do đó, các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dưỡng chất, ưu tiên ăn những loại trái cây, rau củ, sữa chua để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng, tránh ăn món ăn đã bị ôi thiu,... để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Thay đổi sữa cho bé: Khi phân của trẻ nặng mùi do không phù hợp với sữa công thức, mẹ nên thay đổi loại sữa phù hợp hơn với con. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên sữa giàu lợi khuẩn.
- Giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Để hạn chế tình trạng trẻ nhiễm khuẩn, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, ăn uống đảm bảo vệ sinh. Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ cần lưu ý tiệt trùng bình sữa cho trẻ sau mỗi lần sử dụng. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của con để hạn chế tối đa vi khuẩn có hại gây bệnh cho trẻ.
- Đưa trẻ đi khám sớm: Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy con có biểu hiện bất thường như mùi phân quá nồng, trẻ nôn nhiều, tiêu chảy, sốt, quấy khóc,... mẹ cần đưa con đi khám sớm.
Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn vì sao trẻ đi ngoài mùi trứng thối cũng như một số cách xử trí hiệu quả, để phòng ngừa những nguy cơ rủi ro cho trẻ.
Hiện nay, Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong việc khám chữa bệnh cho trẻ với độ ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và hệ thống thiết bị y tế hiện đại.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
