Tin tức
Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không và các vấn đề liên quan khác
- 21/07/2021 | Thoái hóa cột sống nên ăn gì để tốt cho việc chữa bệnh
- 13/07/2021 | Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Da mụn ăn rau nên ăn gì?
- 06/07/2021 | Giải đáp dinh dưỡng: Bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
1. Cá ngừ cung cấp các loại dinh dưỡng gì?
Cá ngừ là loại hải sản chứa hàm lượng protein cao nhưng ít chất béo và calo, vì thế các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá đây là loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt các nước gần biển và có nền ẩm thực hải sản phát triển thì món ăn từ cá ngừ là không thể thiếu. Với những ai muốn giảm cân, duy trì vóc dáng thì cá ngừ cũng là thực phẩm phù hợp.
Cá ngừ là loại cá biển rất giàu dinh dưỡng
Hơn nữa, thịt cá ngừ có vị rất dễ ăn, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau được nhiều lứa tuổi yêu thích. Các dinh dưỡng tiêu biểu mà loại cá này cung cấp cho cơ thể bao gồm: canxi, Kali, selen, sắt, carbohydrate, phosphor,…
Dinh dưỡng này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ ung thư, cải thiện trí nhớ,…
2. Bác sĩ Dinh dưỡng trả lời: Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không?
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao song các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo trẻ nhỏ nên hạn chế ăn cá ngừ và các món ăn được chế biến từ loại cá này. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt, cơ thể nhạy cảm với các độc tố và yếu tố tác động khác, ăn cá ngừ khi quá nhỏ sẽ gây những nguy cơ sau:
Dị ứng
Cá ngừ chứa hàm lượng protein cao, có 1 vài chất có thể kích ứng phản ứng dị ứng ở 1 số người, đặc biệt là trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm. Ở những trẻ này, dị ứng với cá ngừ có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ăn thịt cá ngừ có thể gây dị ứng
Với trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ, cha mẹ nên cho trẻ ăn với lượng nhỏ để theo dõi phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu có dấu hiệu dị ứng với cá ngừ như mẩn ngứa, ngứa ngáy,… thì nên ngừng cho trẻ ăn.
Nhiễm thủy ngân
Cá ngừ là loại cá sống ở lớp biển sâu, do đó có khả năng nhiễm và chứa hàm lượng thủy ngân cao trong thịt. Do đó, nếu ăn cá ngừ, cơ thể người cũng đồng thời bị nhiễm thủy ngân, trẻ nhỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh và trí não. Đây là nguyên nhân chính khiến cá ngừ không phù hợp với trẻ nhỏ.
Vậy độ tuổi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ mà không phải lo lắng đến những ảnh hưởng như trên? Các chuyên gia cho biết, trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ với lượng nhỏ kết hợp trong thực phẩm ăn dặm khi đủ từ 6 tháng tuổi trở đi. Trẻ lớn hơn có thể ăn nhiều hơn nhưng lưu ý không nên ăn quá 3 lần mỗi tuần. Để đảm bảo hơn, cha mẹ có thể đợi trẻ hơn 1 tuổi, cơ thể cứng cáp để có thể ăn loại thực phẩm dinh dưỡng này.
Nên cho trẻ ăn cá ngừ khi được 6 tháng - 1 tuổi
Để theo dõi phản ứng cho trẻ, cha mẹ nên chế biến cá ngừ cũng như các loại hải sản khác bằng cách xé nhỏ hoặc xay nhỏ, trộn lẫn với phần ăn khác cho con.
3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ nhỏ ăn cá ngừ?
Khi trẻ nhỏ bắt đầu ăn cá ngừ, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa dị ứng cũng như hạn chế nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cho con:
3.1. Chọn mua cá ở nơi uy tín
Cá ngừ được bán rất phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, nơi khai thác có thể ảnh hưởng đến hàm lượng thủy ngân trong thịt cá. Do đó, cha mẹ nên lưu ý mua cá ở những địa điểm uy tín, tươi ngon, có tem mác cẩn thận, nếu có chứng nhận hàm lượng thủy ngân đạt tiêu chuẩn là tốt nhất. Nhiều cha mẹ lựa chọn mua cá ngừ tại chờ hoặc ngư dân thường đánh bắt, tuy đảm bảo tươi sống nhưng dinh dưỡng và hàm lượng thủy ngân lại không đảm bảo.
Đây là điều lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.
3.2. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều
Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt song cá ngừ không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, hơn nữa ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn vừa đủ, bổ sung lượng nhỏ cùng với các loại món ăn khác, kết hợp với rau củ quả để đa dạng dinh dưỡng.
Không nên cho trẻ ăn cá ngừ nhiều hơn 3 lần/tuần
Tần suất ăn cá ngừ phù hợp cho trẻ là không nhiều hơn 3 lần/tuần.
3.3. Loại bỏ chất độc khi chế biến
Trong thịt cá ngừ có chứa histamin và enzyme, đây được coi là độc chất không nên ăn và không tốt với sức khỏe con người. Để loại bỏ những chất này, khi chế biến cần chẻ đôi con cá theo đường xương, sau đó cắt khúc khoảng 10cm.
Các phần cá được ướp với gừng tươi, trung bình 1kg cá ướp với 50g gừng tươi là phù hợp. Gừng tươi vừa khử mùi tanh của cá để trẻ dễ ăn hơn, vừa giúp tiêu độc và trẻ ăn vào sẽ không bị dị ứng hay nhiễm độc.
3.4. Không cố cho trẻ ăn nếu bị dị ứng
Cơ địa của mỗi người là khác nhau và có nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau, trong đó cá ngừ là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với cá ngừ, tốt nhất không nên cho trẻ ăn.
Cẩn thận trẻ ăn cá ngừ bị dị ứng
Nếu muốn tập cho trẻ ăn cá ngừ, cha mẹ cần chế biến lượng nhỏ, cho trẻ ăn thử và theo dõi phản ứng. Phản ứng dị ứng sẽ rất nghiêm trọng nếu trẻ ăn nhiều cá ngừ, nếu trẻ gặp phải tình trạng này nên đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Không cho trẻ tiếp xúc lại với cá ngừ nếu từng có tiền sử dị ứng.
Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không còn tùy thuộc vào tần suất cũng như độ tuổi ăn. Tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ ăn cá ngừ khi trẻ được trên 1 tuổi và 1 tuần ăn không quá 3 lần. Nếu cần tư vấn hơn về dinh dưỡng cho trẻ cũng như các vấn đề liên quan khác, liên hệ hotline 1900565656 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!