Tin tức

Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao để tránh ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hóa của trẻ?

Ngày 27/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Nhiễm HP dạ dày không phải chỉ xảy ra với người lớn mà trẻ em cũng rất dễ lây nhiễm. Đặc biệt, đây là nhóm bệnh nhân có hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu nên vi khuẩn dễ hoạt động mạnh, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa. Vậy trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao, cha mẹ có thể tham khảo thông tin sau đây để biết cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.

1. Nhiễm khuẩn khuẩn HP có ảnh gì đối với sức khỏe của trẻ?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đây là vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày, gây viêm, loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP chủ yếu là do:

- Lây từ người thân trong gia đình:

Phần lớn trẻ em bị nhiễm HP là do lây từ cha mẹ hoặc người thân cùng sống trong nhà. Việc dùng chung chén đũa, hôn môi, uống chung cốc nước,... sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm HP.

- Điều kiện môi trường sống và ăn uống kém vệ sinh:

Trẻ sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, uống nước không sạch, ăn thực phẩm nhiễm khuẩn có nguy cơ cao bị lây nhiễm HP.

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori 

2. Triệu chứng gặp phải khi trẻ em bị nhiễm HP dạ dày

Trước khi tìm hiểu hướng khắc phục cho vấn đề: trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao, cha mẹ hãy lưu ý để nhận diện các triệu chứng viêm HP dạ dày ở trẻ, bao gồm:

- Đau bụng vùng thượng vị âm ỉ, nhất là khi đói hoặc hoặc sau khi ăn no.

- Buồn nôn, nôn vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn. Cảm giác buồn nôn kéo dài khiến trẻ biếng ăn.

- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.

- Giảm cân, chậm lớn, gầy yếu.

3. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP phải làm sao?

3.1. Thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

3.1.1. Thăm khám và chẩn đoán nhiễm khuẩn HP ở trẻ

Khi băn khoăn chưa biết trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao, cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán đúng như: 

- Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP.

- Test hơi thở ure.

- Nội soi dạ dày.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa là cách tốt nhất để cha mẹ biết trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa là cách tốt nhất để cha mẹ biết trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao 

3.1.2. Trường hợp cần và không cần điều trị HP dạ dày ở trẻ

Khi trẻ bị nhiễm HP dạ dày, cha mẹ thường lo lắng về những nguy cơ mà vi khuẩn này gây nên đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày không phải lúc nào cũng gây hại. Vi khuẩn này nếu không gây nên triệu chứng gì thì sẽ như vi khuẩn cộng sinh, có lợi cho hệ tiêu hóa. Trường hợp này, cha mẹ không nên vì lo lắng không biết trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao mà tự tạo áp lực cho mình và cho trẻ nhiễm HP.

Trong trường hợp HP gây nên triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như sau, trẻ cần được điều trị theo đúng phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa:

- Loét dạ dày tá tràng.

- Trẻ bị khó tiêu chức năng.

- Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ căn nguyên.

- Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày.

- Có dấu hiệu thiếu sắt, thiếu máu

- Trẻ bị viêm teo niêm mạc dạ dày.

Khi đã có chẩn đoán cụ thể về tình trạng nhiễm HP dạ dày ở trẻ, tùy vào từng trường hợp tổn thương, bác sĩ sẽ cho cha mẹ biết trẻ em bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao.

Nếu trẻ cần điều trị HP dạ dày, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Do thời gian điều trị kháng sinh kéo dài nên trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, giảm đề kháng,...

HP rất dễ kháng thuốc. Nếu trẻ không được điều trị đủ liệu trình thuốc như bác sĩ chỉ định, vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn nên dễ dàng tái phát trong thời gian ngắn. Trong thời gian điều trị, cha mẹ không nên vì thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi hoặc cải thiện triệu chứng mà cho trẻ ngưng dùng thuốc kháng sinh.

Bên cạnh việc hỗ trợ trẻ điều trị HP dạ dày theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, cha mẹ cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con, tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá hiệu quả dùng thuốc và kịp thời điều chỉnh đơn thuốc nếu cầu.

3.2. Điều chỉnh dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và sức khỏe tinh thần ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị HP dạ dày ở trẻ. Vì thế, trong thời gian điều trị, cha mẹ cần duy trì cho trẻ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Trẻ cần được ăn thức ăn mềm và chia thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày của trẻ không bị rỗng. Bữa ăn hằng ngày của trẻ cần tránh dùng thực phẩm chua, cay, đồ uống có ga để không gây kích thích dạ dày. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm và vitamin C vào chế độ ăn của trẻ để tăng khả năng phục hồi niêm mạc dạ dày. Sau bữa ăn, trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh vận động chạy nhảy hoặc nằm ngay.

Trẻ nhiễm HP dạ dày cần được tránh các yếu tố gây căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ giấc và có thể dùng thêm men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phần lớn trường hợp trẻ nhiễm HP dạ dày là do lây từ người thân, bạn bè. Vì thế, khi băn khoăn trẻ bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao, cha mẹ cũng cần thăm khám để xác định khả năng nhiễm HP dạ dày của những thành viên trong gia đình. Điều trị HP cho người thân trong gia đình sẽ giúp tránh tình trạng lây nhiễm qua lại, tạo vòng luẩn quẩn tái phát bệnh nhiều lần. 

Chế độ ăn uống hợp lý giúp trẻ cải thiện triệu chứng HP dạ dày

Chế độ ăn uống hợp lý giúp trẻ cải thiện triệu chứng HP dạ dày

Vi khuẩn HP là mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Nếu phát hiện trẻ thường xuyên tái diễn các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, ợ chua kéo dài,... cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cho con qua Hotline 1900 56 56 56. Qua những kiểm tra cần thiết, bác sĩ Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ chẩn đoán đúng và có biện pháp tốt nhất để điều trị loại bỏ HP dạ dày, sớm phục hồi sức khỏe cho trẻ.

Từ khoá: Vi khuẩn dạ dày

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ