Tin tức

Trẻ em nhiễm HIV - những vấn đề cha mẹ cần lưu ý

Ngày 07/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Mặc dù xã hội hiện nay đã có những cái nhìn cởi mở hơn về bệnh HIV nhưng nó vẫn được xem là bệnh thế kỷ. Căn bệnh này khi xuất hiện ở người lớn vốn đã khiến không ít người xung quanh dè chừng nên với trẻ nhỏ, nó càng là vấn đề tế nhị. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những vấn đề đáng lưu tâm nhất về trẻ em nhiễm HIV.

1. Tránh nhầm lẫn HIV với bệnh AIDS

Human Immunodeficiency virus - tác nhân gây ra bệnh HIV

Human Immunodeficiency virus - tác nhân gây ra bệnh HIV

HIV (viết tắt của tên virus gây bệnh là Human Immunodeficiency) khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Đến nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn HIV với AIDS. HIV là tên virus gây ra bệnh và cũng có thể là tên bệnh, còn AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, một bên là tên virus và tên bệnh, một bên là hội chứng gây ra do bệnh đó.

Virus gây nên bệnh HIV khi xâm nhập vào cơ thể thì được gọi là nhiễm HIV. Thời điểm ấy nó tấn công vào một loại tế bào miễn dịch mang tên CD4 rồi nhân lên phá vỡ nó khiến cho tế bào miễn dịch bị suy giảm.

Khi tế bào CD4 bị giảm tới một ngưỡng nhất định cũng là lúc cơ thể bị mất đi khả năng tự vệ và dễ mắc các bệnh cơ hội. Đến một lúc nào đó bệnh HIV sẽ chuyển sang giai đoạn cuối (AIDS). Như vậy, có thể hiểu HIV là tên một loại bệnh suy giảm miễn dịch còn AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV.

2. Những vấn đề cha mẹ nên biết về trẻ em nhiễm HIV

2.1. Tại sao trẻ em lại bị nhiễm HIV?

Trẻ em nhiễm HIV là do lây nhiễm từ các con đường:

- Từ mẹ bị HIV

Đây cũng là nguyên nhân chính ở các trường hợp trẻ nhiễm HIV. Thai phụ bị HIV thì nguy cơ trẻ sinh ra cũng bị nhiễm bệnh là rất cao. Virus này thường được truyền qua nhau thai, số ít trường hợp khác lây truyền qua sữa mẹ nếu nồng độ virus ở trong máu mẹ cao.

Khi người mẹ sinh con bằng cách đẻ thường, trẻ phải tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ qua đường sinh dục hoặc sự trao đổi giữa máu mẹ với máu thai nhi trong quá trình chuyển dạ, sẽ làm cho trẻ bị lây nhiễm HIV. Trường hợp đa thai thì trẻ sinh ra trước sẽ cho nguy cơ bị lây HIV cao hơn so với các trẻ sinh sau vì tiếp xúc với dịch âm đạo chứa nhiều virus gây bệnh hơn.

Các con đường khiến cho trẻ em nhiễm HIV từ mẹ

Các con đường khiến cho trẻ em nhiễm HIV từ mẹ

- Truyền qua máu

Nếu trẻ phải phẫu thuật và phải truyền máu thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ qua con đường truyền máu. Đây là xác suất rất hiếm khi xảy ra vì hầu hết các bệnh viện đều tuân thủ rất nghiêm ngặt quy trình lấy và truyền máu. Chỉ khi xảy ra sơ xuất trong khâu kiểm tra người hiến máu thì mới xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh.

- Dùng chung bơm kim tiêm

Nếu trẻ phải thường xuyên tiếp cận với thuốc tiêm thì nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ cao. Khả năng lây HIV cho trẻ qua con đường này xảy ra khi trẻ phải dùng chung kim tiêm với người bị HIV.

2.2. Trẻ em bị nhiễm HIV có triệu chứng thế nào?

Tùy vào đối tượng bị mắc bệnh mà triệu chứng HIV ở trẻ cũng sẽ có sự khác nhau:

- Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV

Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thì thường xuất hiện triệu chứng:

+ Sưng to hạch bạch huyết.

+ Cơ quan nội tạng bị sưng nên kích thước bụng của trẻ sơ sinh nhiễm HIV sẽ có sự bất thường.

+ Lưỡi và má của trẻ có các mảng trắng.

+ Ngẫu nhiên xuất hiện cơn tiêu chảy.

+ Có bệnh lý ở phổi: lao phổi, viêm phổi,...

- Trẻ nhỏ nói chung bị nhiễm HIV

Trẻ em nhiễm HIV có các triệu chứng tương đối giống với trẻ sơ sinh kèm theo các hiện tượng khác như:

+ Mắc các bệnh lý ở nội tạng, chủ yếu là thận và gan.

+ Bị nhiễm trùng nhưng không thường xuyên, xảy ra ở mũi và tai.

+ Sốt dai dẳng trên 4 tuần.

+ Mắc bệnh lý về da như: chàm, ban ngứa, viêm nang lông,...

+ Giảm cân, chậm lớn nên rất khó đạt được mốc phát triển cơ bản so với trẻ bình thường.

+ Bị suy dinh dưỡng.

2.3. Làm sao chẩn đoán được trẻ nhiễm HIV?

Việc chẩn đoán xác định trẻ em nhiễm HIV cần phải dựa trên các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của loại virus gây bệnh ở trong các tổ chức cơ thể hoặc máu của trẻ. Mặt khác, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con nên cũng cần xét nghiệm HIV cho mọi thai phụ.

Xét nghiệm ELISA giúp phát hiện virus HIV ở trẻ

Xét nghiệm ELISA giúp phát hiện virus HIV ở trẻ

Cụ thể xét nghiệm chẩn đoán HIV ở trẻ như sau:

- Với trẻ mới sinh

Xét nghiệm PCR tìm axit nucleic của HIV để khẳng định trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tháng tuổi bị nhiễm HIV. Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm là trẻ ở 4 - 6 tuần tuổi.

- Với trẻ lớn

Xét nghiệm ELISA nhằm tìm kiếm sự có mặt của kháng thể HIV. Tiếp theo sau đó, thử nghiệm Western Blot sẽ được thực hiện để khẳng định chính xác kết quả từ xét nghiệm ELISA, tránh trường hợp bị dương tính giả.

2.4. Điều trị HIV cho trẻ em bằng cách nào?

Điều trị cho trẻ em nhiễm HIV mục tiêu chính là nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo đó, trẻ sẽ được dùng ART hoặc thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của HIV và giữ cho lượng tế bào CD4 duy trì mức ổn định trong cơ thể trẻ.

Tất cả các loại thuốc điều trị HIV cho trẻ em không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh nhưng góp phần làm chậm diễn tiến của bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho trẻ em

Như đã nói ở trên, đại đa số trẻ em nhiễm HIV là do lây truyền từ mẹ. Vì thế, muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này ở trẻ thì cần phải phòng ngừa từ chính vấn đề này tức là điều trị dự phòng cho con bằng cách:

- Không nuôi con và cho con bú sữa mẹ để tránh làm cho trẻ bị lây HIV qua sữa mẹ.

- Điều trị ARV cho thai phụ nhiễm HIV ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm xuống mức dưới 2%.

- Nên sinh mổ (nếu có thể) để ngăn chặn khả năng lây truyền của virus.

Không phải ai cũng có thể nhận diện chính xác được triệu chứng của bệnh HIV. Vì thế, nếu nghi ngờ trẻ em nhiễm HIV, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để làm những xét nghiệm giúp chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài ra, việc nâng cao hiểu biết về con đường lây lan bệnh lý này cũng là rất cần thiết bởi nó giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc HIV ở trẻ em.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn CAP dành cho những phòng Lab trên thế giới, có khả năng xét nghiệm gần 2.000 danh mục xét nghiệm khác nhau trong đó có xét nghiệm chẩn đoán HIV. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên đến đâu để thực hiện xét nghiệm này, khách hàng có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch, chuyên gia y tế của bệnh viện sẽ có những hướng dẫn cụ thể để khách hàng sớm được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ