Tin tức
Trẻ hay nói dối thì phải làm sao? Cách ứng xử khôn ngoan của bố mẹ
- 30/04/2024 | Hướng dẫn ba mẹ dạy trẻ cách bình tĩnh trong mọi tình huống
- 30/04/2024 | Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ đồng cảm
- 30/04/2024 | Hướng dẫn mẹ cách dạy trẻ vệ sinh cá nhân
1. Thời điểm nào trẻ hay nói dối?
Việc trẻ nói dối thường bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn phát triển ngôn ngữ, và có thể diễn ra ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng độ tuổi. Dưới đây là một số giai đoạn và thông tin liên quan:
● Giai đoạn trước 2 tuổi: Trẻ thường chưa hiểu rõ khái niệm về nói thật và nói dối. Trẻ có thể tạo ra những câu chuyện không có thật hoặc tưởng tượng nhưng cũng không có ý định nói dối bố mẹ.
● Giai đoạn 2-3 tuổi: Trẻ bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa nói thật và nói dối, nhưng con có thể thử nói dối để xem cách người lớn phản ứng.
● Giai đoạn 3 - 7 tuổi, tần suất nói dối của trẻ có thể nhiều hơn với sự thay đổi biểu cảm khuôn mặt, giọng nói sao cho giống sự thật mà con đang nói đến. Nếu như bố mẹ yêu cầu giải thích, trẻ có thể sẽ nhận lỗi là mình đang nói dối.
● Từ 8 tuổi trở lên: Trẻ càng lớn sẽ càng phát triển khả năng hiểu biết và lý luận. Nói dối có thể trở nên phức tạp hơn, điêu luyện hơn nhằm những mục đích khác nhau như:bảo vệ bản thân, duy trì mối quan hệ xã hội, hoặc đạt được lợi ích cá nhân.
Nếu ngay từ bé, trẻ được bố mẹ dạy không được nói dối, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thật, chân thành thì con sẽ khắc phục được tình trạng này.
Trẻ nói dối theo những mục đích khác nhau ở từng độ tuổi
2. Vì sao trẻ hay nói dối? Cách xử lý của bố mẹ trong từng trường hợp
Các lý do khiến trẻ hay nói dối thường phản ánh sự phát triển tự nhiên và tìm kiếm giải quyết vấn đề trong quá trình lớn lên.
Hiểu rõ về lý do trẻ nói dối có thể giúp bố mẹ có những biện pháp đối phó hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lý do trẻ hay nói dối phổ biến:
2.1. Trẻ hay nói dối vì sợ trách phạt, mắng nhiếc
Việc sợ bị trách phạt, mắng mỏ là một trong những động cơ chính khiến trẻ nói dối. Đối với các bậc phụ huynh, việc thiết lập một môi trường an toàn và khích lệ trẻ nói ra sự thật là quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy và giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp này, bố mẹ thay vì trách phạt trực tiếp khi trẻ nói dối thì nên dành thời gian để nói chuyện với trẻ, giải thích tại sao việc nói thật quan trọng. Khi trẻ nói ra sự thật, bố mẹ cũng nên dành cho con những lời khích lệ. Đây là cách phụ huynh tạo ra một môi trường tích cực khi trẻ chia sẻ thông tin mà không sợ phạt.
Trong nhiều trường hợp, cần phải có hình phạt cho con, bố mẹ hãy cân nhắc giảm nhẹ hình phạt đó và tập trung vào việc giáo dục và hỗ trợ trẻ hiểu hậu quả của hành động của mình.
2.2. Trẻ hay nói dối có thể do học từ người lớn
Vai trò của bố mẹ rất quan trọng trong việc hình thành tính cách và giáo dục đạo đức của trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên nói dối, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và thói quen xấu của con cái. Dưới đây là một số lý do và cách mà cha mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển tính trung thực của trẻ:
● Bố mẹ nên là tấm gương sáng cho con trẻ học tập. Nếu bố mẹ tôn trọng sự thật và trung thực, trẻ cũng sẽ có xu hướng học được tính trung thực này.
● Tính trung thực giúp xây dựng niềm tin giữa bố mẹ và con cái. Khi cảm thấy bố mẹ luôn nói dối, trẻ có thể mất niềm tin và không cảm thấy an toàn.
● Thay vì nói dối về 1 vấn để , sự việc nào đó bố mẹ có thể dạy trẻ cách giải quyết vấn đề một cách tích cực. Điều này giúp trẻ học cách đối mặt với thách thức mà không cần phải nói dối.
Bố mẹ nói dối sẽ tạo điều kiện cho trẻ bắt chước và học theo
2.3. Trẻ hay nói dối vì muốn làm vui lòng bố mẹ
Việc bố mẹ đặt kỳ vọng lớn vào trẻ, vô tình tạo nên một áp lực cho trẻ như: luôn là con ngoan trò giỏi, không được làm bố mẹ thất vọng hoặc buồn bã… Cho nên, nếu làm sai hoặc làm chưa tốt trẻ có thể nói dối. Dưới đây là một số gợi ý để bố mẹ giữ một thái độ nhẹ nhàng khi đối mặt với lỗi lầm của trẻ:
● Hãy tạo ra một môi trường khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không sợ phải đối mặt với sự nghiêm túc hay trừng phạt.
● Bố mẹ có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về những lỗi lầm từ quá khứ mà họ đã học được từ đó. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy rằng việc phạm lỗi là một phần tự nhiên của cuộc sống và không phải là điều đáng sợ.
● Hãy khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm cho hành động của mình và hướng dẫn những cách để khắc phục lỗi lầm. Việc này có thể giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và học hỏi từ kinh nghiệm.
2.4. Lý do trẻ hay nói dối vì sợ bị chê cười
Trong quá trình được dạy và nhìn nhận cuộc sống, trẻ có suy nghĩ chỉ có người xấu mới có những hành động xấu. Vì vậy, trẻ nghĩ rằng việc nói dối là cách để không bị mọi người chê cười.
Trong trường hợp này, bố mẹ có thể “gỡ rối” cho trẻ bằng cách chia sẻ những trải nghiệm cá nhân. Bố mẹ hãy kể cho trẻ nghe về những lần phạm lỗi, làm sai lầm và học hỏi từ đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng mọi người đều có thể mắc phải sai lầm.
2.5. Lý do trẻ hay nói dối có thể do không nhớ
Trẻ thường ham vui mà chóng quên, do đó, có thể truyền đạt thông tin không chính xác và hoàn toàn không có ý định lừa dối. Lúc này, bố mẹ nên giữ thái độ kiên nhẫn và nhẹ nhàng, không nghiêm trọng những lỗi nhỏ hoặc những lời nói không chính xác của trẻ. Bố mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự chênh lệch giữa thực tế và những gì trẻ nghĩ đã xảy ra.
Bố mẹ cũng nên hỏi trẻ chi tiết vấn đề để con có thể cung cấp những thông tin mà con nhớ, đồng thời, hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng ghi chú để giúp con ghi nhớ chi tiết một cách tốt hơn.
Nên tạo ra môi trường khuyến khích sự chân thành cho trẻ
2.6. Trẻ hay nói dối vì nghĩ mình ngốc nghếch, không thông minh
Việc sử dụng ngôn ngữ tích cực và mềm mỏng không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những lỗi lầm mà còn giúp xây dựng lòng tự tin và tinh thần tích cực.
Bố mẹ thay vì chỉ trích, tập trung vào lỗi lầm của trẻ thì nên tìm cách để khen ngợi những nỗ lực và tiến bộ của trẻ. Giao tiếp tích cực giúp trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân mình. Thay vì nói "con không thông minh" hãy nói "hành động này có thể được cải thiện bằng cách làm như thế này".
Trẻ hay nói dối là nỗi lo của nhiều phụ huynh nhưng quan trọng là bố mẹ hiểu và hỗ trợ trẻ để con có thể phát triển khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề một cách tích cực hơn.
Nếu cần được tư vấn sức khỏe, hoặc đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, các bậc phụ huynh có thể gọi qua số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!