Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt là do đâu? | Medlatec

Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt là do đâu?

Trẻ ở nhóm tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi sức đề kháng kém và rất dễ bị phát ban sau sốt. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì trong quá trình chăm sóc trẻ?


09/11/2022 | Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
31/05/2022 | Kinh nghiệm phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết cha mẹ nên nắm rõ
11/05/2022 | Những yếu tố quan trọng giúp bạn phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

1. Phát ban sau sốt là gì?

Phát ban sau sốt là những thay đổi trên da của trẻ về màu sắc hay kết cấu da chẳng hạn như da bị bong vảy, mấp mô, dễ bị kích thích. Khoảng 5 đến 7 ngày sau đó, triệu chứng này sẽ được cải thiện. 

Tình trạng phát ban sau sốt của trẻ thường khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày

Tình trạng phát ban sau sốt của trẻ thường khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày

Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng và không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lâu dài và để lại sẹo trên da của trẻ. 

2. Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt là do đâu?

Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt thường do những lý do dưới đây: 

2.1. Ban đào

Trẻ bị bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt đột ngột từ 38,8 độ C đến 40,5 độ C và có thể sốt kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Bên cạnh đó, những nốt ban đỏ trên da cũng rất thường gặp sau cơn sốt. Nhiều trường hợp trẻ vẫn hoạt động bình thường thoải mái khi bị phát ban. 

Những nốt ban đỏ thường xuất hiện trong khoảng 12 đến 24 giờ từ sau khi hết sốt. Đó là những đốm màu hồng, nhỏ và rộng khoảng 5mm. Tình trạng nổi ban có thể xuất hiện trên tất cả vùng da của toàn cơ thể nhưng vùng bụng, lưng, ngực là những nơi xuất hiện đầu tiên. Sau đó, ban đỏ sẽ lan rộng ra vùng tay, mặt, cổ,... Những nốt ban này không gây ngứa và không gây đau đớn. 

2.2. Tay chân miệng

Bệnh do virus gây ra. Những biểu hiện đầu tiên của trẻ sau khi mắc bệnh có thể kể đến như đau họng, sốt, chán ăn. Vài ngày sau đó, cơ thể trẻ có thể xuất hiện ban đỏ ở quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Sau đó, chúng tiếp tục lan đến các chi, mông và bộ phận sinh dục. Hiện tượng nổi ban đỏ này có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần. 

Trẻ nổi ban sau sốt có thể do bệnh tay chân miệng

Trẻ nổi ban sau sốt có thể do bệnh tay chân miệng

Một số biến chứng có thể xảy ra như viêm não, liệt chi, tăng huyết áp, viêm cơ tim, trụy mạch, phù phổi,... Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng, phương pháp phổ biến là điều trị hỗ trợ. Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa con đi xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị sớm, phòng ngừa nguy cơ biến chứng. 

2.3.Bệnh sởi 

Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt cũng có thể là do bệnh sởi gây ra. Sau sốt, sau tai chính là vị trí đầu tiên xuất hiện những nốt ban đỏ. Tiếp đó là vùng ngực bụng và dần dần chúng xuất hiện ở tất cả các vùng da trên cơ thể. Khi những nốt ban này biến mất có thể để lại vết thâm trên da. 

Ngoài ra, trẻ bị bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ho, đỏ mắt, chảy nước mũi. Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi hay viêm não do virus. 

2.4. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Khi mắc phải căn bệnh này, vùng má của trẻ nổi ban và ửng hồng lên. Sau đó, tình trạng phát ban trên da sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác. Phần lớn những trường hợp này đều không quá nghiêm trọng, bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần lưu ý với những trường hợp trẻ bị thiếu máu hoặc những trường hợp trẻ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng như sốt kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám sớm. 

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt

Tình trạng nổi ban trên da thường không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần chăm sóc đúng cách. Một số sai sót trong quá trình chăm sóc trẻ có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, để lại sẹo trên cơ thể và một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác. 

Nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ: 

- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ về thời gian uống cũng như liều lượng thuốc. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

- Trong thời gian này, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung điện giải cho trẻ và nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng như cháo, súp, nước ép trái cây,... giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. 

- Mẹ nên tránh để trẻ gãi lên vùng da bị phát ban. Nếu gãi quá nhiều có thể gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây nhiễm trùng. 

- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. 

- Nên để trẻ sinh hoạt, vui chơi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát. 

- Tắm cho trẻ bằng nước ấm và không nên tắm lâu. Đồng thời cần lưu ý lau khô người cho trẻ trước khi mặc quần áo. 

Nên đưa trẻ đi bệnh viện nếu thấy trẻ sốt cao và kéo dài

Nên đưa trẻ đi bệnh viện nếu thấy trẻ sốt cao và kéo dài

- Trong trường hợp trẻ sốt cao và sốt kéo dài cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển,...

Nếu thấy con có những biểu hiện bất thường, mẹ có thể đưa con đến khám cùng các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán bệnh, lên phác đồ điều trị và hướng dẫn chi tiết cho phụ huynh về cách chăm sóc trẻ. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC. 

Mọi thắc mắc và nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Thế nào là bệnh truyền nhiễm? 6 lưu ý giúp bạn phòng tránh

Các bệnh truyền nhiễm thường có khả năng lây lan nhanh nên không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có thể tác động tới một cộng đồng. Việc biết được thế nào là bệnh truyền nhiễm cùng với các triệu chứng thường gặp và một số cách tự phòng ngừa bệnh sẽ góp phần giúp bạn trong việc bảo vệ sức khỏe.
Ngày 17/01/2023

Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm lây sang người bằng cách nào?

Bệnh cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng. Bệnh tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cho người, vì thế chủ động phòng cúm gia cầm luôn là vấn đề cần thiết, nhất là khi Việt Nam vừa ghi nhận một ca mắc mới sau 8 năm. 
Ngày 15/11/2022

Các triệu chứng cảnh báo Omicron "tàng hình"

Khi Omicron - một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, nhiều người đã rất lo lắng về những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Càng lo lắng hơn khi Omicron xuất hiện biến thể phụ là BA.2 hay còn được gọi là Omicron “tàng hình”. Vậy biến thể phụ này gây ra những triệu chứng như thế nào? 
Ngày 14/11/2022

Bác sĩ chỉ cách nhận biết bệnh cúm gia cầm H5N1

Bệnh cúm gia cầm H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Phần lớn những trường hợp người mắc bệnh là do hít phải chất tiết của động vật nhiễm virus. Trong số các chủng cúm gia cầm thì H5N1 là phổ biến nhất. Năm 1997, thế giới ghi nhận ca nhiễm H5N1 đầu tiên và khoảng 60% bệnh nhân đã tử vong vì căn bệnh này. 
Ngày 14/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp