Tin tức
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi phát triển thế nào và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này
- 11/07/2022 | Những điều cần biết về tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
- 21/07/2022 | Cách xử trí trước tình huống tắc ruột ở trẻ sơ sinh
- 15/06/2022 | Những lý do cha mẹ nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
- 23/06/2022 | Viêm gan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - bác sĩ tư vấn
1. Các chỉ số cơ bản của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Một trong những tiêu chí được quan tâm hàng đầu là chiều cao, cân nặng,… Đây là các chỉ số cơ bản giúp chúng ta đánh giá được mức độ phát triển của trẻ qua từng giai đoạn. Đặc biệt, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi thường phát triển nhanh so với khi mới chào đời.
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có nhiều sự thay đổi so với khi mới chào đời
Thông thường, trong giai đoạn này, trẻ sẽ nặng khoảng từ 6 - 9 kg đối với bé trai, 5.5 - 8.5 kg đối với bé gái. Nếu cân nặng thấp hoặc cao hơn ngưỡng kể trên, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé, hạn chế tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì nhé.
Về chiều dài, bé trai và bé gái sẽ phát triển lần lượt khoảng 59.7 - 69.7 cm, 58.6 - 68.2 cm. Nhìn chung, bé trai thường phát triển nhanh hơn, có chút phổng phao hơn so với các em bé gái, cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Bên cạnh đó, khi theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, các bạn đừng bỏ qua việc theo dõi kích thước vòng đầu, vòng ngực hoặc thóp nhé! Đây cũng là những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn.
2. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
So với khi chào đời, thói quen sinh hoạt, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng có ít nhiều thay đổi. Chính vì thế cha mẹ cần nắm được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để chăm sóc bé phù hợp nhất.
Bước sang tháng thứ 4, bé ngủ ít hơn
Về chế độ sinh hoạt, kể từ tháng thứ tư trở đi, trẻ ngủ ít hơn so với những tháng đầu đời, chủ yếu bé sẽ ngủ vào ban đêm. Nhờ vậy, cha mẹ cũng dần điều chỉnh được chế độ sinh hoạt, hạn chế phải thức đêm để trông em bé. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên sắp xếp thời gian ngủ cho bé thật hợp lý, vừa đảm bảo thời gian ngủ cho con, vừa hạn chế tình trạng con quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể kết hợp giữa bú sữa mẹ và ăn sữa công thức để đảm bảo quá trình phát triển diễn ra thuận lợi nhất. Cha mẹ có thể cho bé bú sữa khoảng 5 - 6 lần mỗi ngày, với lượng sữa mỗi lần khoảng 120 - 180 ml. Tốt nhất, khoảng cách giữa 2 lần uống sữa nên cách nhau từ 3 - 4 tiếng đồng hồ để trẻ không quá no hay quá đói.
Nhiều bậc phụ huynh khá vội vàng muốn cho bé tập ăn dặm sớm, 4 tháng tuổi vẫn chưa phải thời điểm thích hợp để bé ăn dặm. Nếu cho con tập ăn quá sớm, bé có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, bởi vì các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện. Cha mẹ nên lưu ý vấn đề này và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi.
Cha mẹ nên dành thời gian vui đùa cùng con
3. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh tò mò không biết các em bé 4 tháng tuổi sẽ có những thay đổi đáng nhớ nào?
Bước vào giai đoạn này, trẻ dần trở nên cứng cáp hơn và có thể nâng đầu của con lên, cha mẹ có thể tập bế dựng con lên thay vì bế ngửa. Như vậy, bé sẽ có nhiều cơ hội quan sát thế giới xung quanh, tuy nhiên bạn đừng quên đỡ cổ và đầu cho con, bởi vì các bộ phận này chưa thực sự cứng cáp.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đã biết lật người từ tư thế ngửa sang nằm sấp. Đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với các em bé, cha mẹ nào cũng cảm thấy vui sướng khi thấy con phát triển, có thể tự trở mình. Các bậc phụ huynh có thể cho bé luyện tập hàng ngày, cổ vũ để con có thể lật người thành thạo hơn.
Nhiều bé đã bắt đầu biết lẫy
Trong giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc nhiều hơn, bé rất hay cười, nói chuyện bi bô cùng mọi người xung quanh. Chúng ta nên dành nhiều thời gian tương tác, trò chuyện với bé để tăng khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Khi bé giận dữ hay thích thú, bé có thể hét rất to, đây là những thay đổi so với khi trẻ mới chào đời.
4. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần nắm được những thay đổi của con, nhu cầu dinh dưỡng để có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất. Nhìn chung, trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt và dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó cha mẹ nên chủ động cho bé đi tiêm phòng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xảy ra. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết trẻ sơ sinh 4 tháng cần tiêm phòng những loại vắc xin nào.
Giai đoạn này, trẻ chuẩn bị mọc những chiếc răng đầu tiên, chính vì thế con hay gặm các đồ vật xung quanh. Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ đồ vật mà con sử dụng, đồng thời tránh cho bé cầm, gặm đồ vật quá nhỏ để tránh trường hợp trẻ bị hóc nhé.
Trẻ 4 tháng tuổi chuẩn bị mọc răng
Thay vì cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị công nghệ như: tivi, điện thoại thông minh, phụ huynh nên dành nhiều thời gian trò chuyện, tương tác với con. Chúng ta có thể cho bé nghe nhạc, đọc sách hay kể chuyện cho con nghe. Thói quen này vừa có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, vừa gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong các địa chỉ y tế uy tín được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn thăm khám cho con. Các chuyên gia, bác sĩ tại đây sẽ đưa ra lời khuyên và chế độ chăm sóc phù hợp dành cho trẻ nhỏ.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi và có kế hoạch chăm sóc bé phù hợp. Nếu muốn theo dõi sức khỏe của bé và đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!