Tin tức
Viêm gan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không - bác sĩ tư vấn
- 20/06/2022 | Góc giải đáp: Phải làm sao nếu xét nghiệm viêm gan B dương tính?
- 19/06/2022 | Vai trò của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan
- 20/06/2022 | Có nên thực hiện xét nghiệm viêm gan C tại nhà không?
1. Tại sao trẻ sơ sinh mắc viêm gan B?
Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 10 - 13% phụ nữ đang mang thai nhiễm viêm gan B và hoàn toàn có thể lây truyền sang thai nhi. Nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh do mẹ không phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm.
Viêm gan ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng nặng
Các chuyên gia ước tính, nếu mẹ bầu bị bệnh viêm gan B ở tam cá nguyệt thứ nhất, tỉ lệ truyền mầm bệnh sang con rất thấp. Tỉ lệ truyền sẽ lên tới 60 - 70% nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B ở 3 tháng cuối. Để đánh giá giai đoạn bệnh cũng như nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm HBsAg và HBeAg.
Nếu trong 3 tháng mang thai cuối, kết quả xét nghiệm máu của người mẹ thấy cả HBsAg và HbeAg dương tính thì tỉ lệ lây nhiễm sang con đạt tới 90 - 100%. Nếu một trong hai chỉ số âm tính hoặc cả hai thì tỉ lệ lây nhiễm thấp hơn, chỉ khoảng 20%. Do đó, phòng ngừa viêm gan B và điều trị tích cực nếu không may mắc bệnh trước khi mang thai là rất quan trọng để ngăn ngừa trẻ sơ sinh nhiễm virus sớm.
Mẹ nhiễm viêm gan B khi mang thai có nguy cơ cao lây truyền sang con
2. Viêm gan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus viêm gan B và mắc bệnh, trong đó trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nguy hiểm do hệ miễn dịch của trẻ yếu, bệnh tiến triển trong thời gian dài gây biến chứng nặng. Virus viêm gan B sẽ gây viêm gan sơ sinh cấp tính, triệu chứng thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn như: nước tiểu vàng, vàng da, bú kém,... Nếu xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và chỉ số Bilirubin trong máu ở mức cao, cho thấy chức năng gan suy giảm do viêm gan B.
Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B có nguy cơ cao tiến triển thành viêm gan B mạn tính khi lớn lên, tỉ lệ lên tới 30 - 50%. Ngoài ra, trẻ mắc viêm gan B sớm khiến gan tổn thương kéo dài, nguy cơ ung thư gan cao hơn nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
Viêm gan B sẽ gây các đợt viêm gan cấp tính khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, trẻ bị nhiễm trùng, tổn thương gan khác,... Dần dần sẽ khiến chức năng gan của trẻ bị suy giảm, từ đó gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe sau này.
Viêm gan B ở trẻ sơ sinh gây giảm chức năng gan của trẻ
Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B được khuyến cáo cần đi khám bệnh định kỳ để kiểm tra sự tiến triển của bệnh, điều trị kịp thời nếu viêm gan B biến chứng. Nhiều trẻ mắc bệnh không được phát hiện và điều trị tích cực, gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, đặc biệt là viêm gan mạn tính không thể chữa khỏi.
3. Cách để phòng bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sinh ra không bị viêm gan B sơ sinh do lây nhiễm từ mẹ được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Mũi tiêm thứ 2 cần được thực hiện sau mũi tiêm đầu 1 tháng và mũi 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi để hoàn thiện miễn dịch. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ người bệnh, duy trì miễn dịch lâu dài cả đến khi trưởng thành.
Mẹ nhiễm viêm gan B cần có biện pháp điều trị ngăn ngừa lây nhiễm sang con
Để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ mắc bệnh sang con, phụ nữ mang thai cần thực hiện thăm khám, xét nghiệm xác định giai đoạn bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu mẹ mang mầm bệnh virus muốn mang thai an toàn, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng ngừa hiệu quả viêm gan B ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyến cáo là phụ nữ có ý định mang thai chưa có miễn dịch cần chủ động tiêm phòng vắc xin sớm. Sau khi tiêm đủ liều vắc xin, cơ thể mẹ bầu hình thành đủ miễn dịch có thể chống lại virus nếu không may lây nhiễm từ người khác. Như vậy không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và còn ngăn ngừa hiệu quả viêm gan B nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
Như vậy, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu viêm gan B ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách phòng ngừa hiệu quả. Để tránh hậu quả nặng nề cho trẻ sơ sinh bị viêm gan B, việc tiêm phòng vắc xin sớm là cần thiết với chị em phụ nữ trước khi mang thai. Trường hợp mẹ mắc viêm gan B muốn mang thai nên chủ động đi khám để được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị tích cực giúp ngăn ngừa biến chứng do viêm gan B ở trẻ sơ sinh
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị mắc viêm B cũng như các bệnh lý khác. Các bác sĩ, chuyên gia tại MEDLATEC có kiến thức chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị viêm gan B, điều trị hiệu quả cho nhiều ca bệnh khó được nhiều khách hàng gửi trọn niềm tin.
Bên cạnh đó, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, có năng lực thực hiện gần 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
Ngoài những thông tin về viêm gan B ở trẻ sơ sinh trên, nếu cần tư vấn thêm về điều trị hay phòng ngừa cũng như viêm gan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!