Tin tức
Trẻ thiếu máu có biểu hiện gì, nguyên nhân và hệ lụy cho sức khỏe
- 31/03/2022 | Thiếu máu khi mang thai và cách bổ sung hiệu quả, khoa học
- 06/04/2022 | Bị thiếu máu - những thông tin không thể bỏ qua
- 06/04/2022 | Dấu hiệu thiếu máu não và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh!
1. Trẻ thiếu máu có biểu hiện gì?
Hemoglobin (Hb) là một loại protein có thành phần là sắt, giúp tạo ra sắc tố đỏ của hồng cầu. Chức năng của Hb là vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể trẻ cần phải có đủ một lượng Hb cần thiết ở mỗi giai đoạn phát triển. Nếu thiếu hụt chất này sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Vậy, trẻ thiếu máu có biểu hiện gì?
Thông thường, tình trạng thiếu máu ở trẻ khó sẽ biểu hiện thông qua những dấu hiệu dưới đây:
-
Làn da xanh xao. Bên cạnh đó, phần lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng không được hồng hào như những trẻ bình thường.
-
Sức đề kháng yếu khiến cho trẻ rất dễ mắc phải một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hoặc hô hấp,…
-
Biếng ăn, sụt cân bất thường.
-
Trẻ lười hoạt động và rất dễ mất tập trung.
Trẻ bị thiếu máu sẽ có biểu hiện mệt mỏi, lười hoạt động và dễ mất tập trung
-
Tóc rất dễ gãy rụng.
-
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sẽ có tình trạng ù lì, không nhanh nhạy và phát triển chậm trong các hoạt động như tập bò, tập ngồi hay tập đi,…
-
Một số trẻ bị thiếu máu do xuất huyết dạ dày còn có biểu hiện đi ngoài ra phân đen, ợ hơi,…
Khi xuất hiện những biểu hiện trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để biết được nguyên nhân gây ra thiếu máu nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ở trẻ?
Bên cạnh việc biết được trẻ thiếu máu có biểu hiện gì, ba mẹ cũng cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể là do:
-
Tuỷ xương bị biến dạng: Tuỷ xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Chính vì vậy, khi bộ phận này bị biến dạng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hồng cầu, gây ra thiếu máu ở trẻ.
-
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sắt, axit folic hay vitamin B12 là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong quá trình sản xuất ra hồng cầu. Do vậy, khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt những chất này rất dễ khiến cho trẻ bị thiếu máu.
-
Bị mất máu quá nhiều: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào mức độ mất máu. Đó có thể là do chấn thương, chảy máu cam, nhiễm giun móc, xuất huyết tiêu hoá hoặc loét dạ dày,…
Trẻ bị mất máu quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này
-
Hình dạng hồng cầu bị thay đổi bất thường: Hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt để có thể linh hoạt đi qua được các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Nếu như hồng cầu bị thay đổi về hình dạng sẽ gây cản trở trong việc di chuyển trong mạch máu, dẫn đến thiếu máu.
-
Do bệnh lý: Một số căn bệnh có thể gây ra thiếu máu ở trẻ là nhiễm độc chì, tan máu tự miễn, màng hồng cầu,…
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thiếu máu cho trẻ phù hợp.
3. Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
Tuỳ vào mức độ thiếu máu mà cơ thể trẻ sẽ gặp phải những ảnh hưởng ít hay nhiều, thậm chí có thể gây hại đến tính mạng. Cụ thể là:
3.1. Ảnh hưởng đến thể trạng
Tình trạng thiếu máu sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mệt mỏi, đuối sức và thiếu năng lượng.
Bên cạnh đó, thiếu máu còn là nguyên nhân gây ra tăng cân và làm hạn chế sự phát triển về mặt thể chất. Đặc biệt, tình trạng này còn có thể làm suy giảm sức đề kháng, làm cho trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy,…
3.2. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Tình trạng thiếu máu sẽ khiến cho não bộ không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:
-
Đau đầu thường xuyên.
-
Bị ù tai, chóng mặt.
-
Trẻ rất khó tập trung, mau quên và dễ ngủ gật.
-
Trí nhớ và khả năng tư duy, nhận thức của trẻ bị suy giảm.
Thiếu máu có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ
3.3. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động co bóp nhiều hơn so với bình thường để có thể đưa máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, còn khiến cho tế bào cơ tim không đủ lượng máu cần thiết để duy trì được sự phát triển. Chính những điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đến hệ tim mạch. Thậm chí, nếu để lâu còn khiến cho trẻ bị suy tim, rối loạn nhịp tim,…
3.4. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Tình trạng thiếu máu có thể làm cho cơ thể trẻ bị thiếu oxy. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Trẻ sẽ rất dễ bị khó thở, thở nhanh hoặc thở gắng sức,…
4. Làm thế nào có thể phòng tránh bệnh thiếu máu cho trẻ?
Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thể chức lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần phòng tránh tình trạng này bằng những cách dưới đây:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: Cần phải bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B19, chất sắt, vitamin C,… Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu đỗ, rau xanh và trái cây,…
-
Cho trẻ dưới 2 tuổi uống thêm viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Bổ sung viên sắt cho trẻ dưới 2 tuổi để phòng ngừa tình trạng thiếu máu
-
Cho trẻ bú sữa mẹ và kéo dài ít nhất là 6 tháng đầu đời.
-
Tẩy giun sán định kỳ. Bởi vì, giun sán là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ.
Hy vọng với những thông tin của bài viết trên, quý cha mẹ đã biết được trẻ thiếu máu có biểu hiện gì. Nếu như phát hiện ra những bất thường, cha mẹ có thể đưa bé đến khám Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán tình trạng và đưa ra hướng can thiệp hiệu quả. Liên hệ ngay với Hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!