Tin tức

Trẻ thở khò khè có sao không? Cách điều trị

Ngày 01/12/2023
Hà Minh Trang
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

key: thở khò khè

Trẻ thở khò khè có sao không? Cách điều trị

Thở khò khè là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi hoặc viêm họng. Tuy nhiên, có một số trường hợp thở khò khè có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và đòi hỏi sự chăm sóc y tế kịp thời.

1. Tại sao trẻ thở khò khè?

Tiếng thở khò khè có thể xuất hiện khi có bất kỳ sự cản trở nào trong đường hô hấp của trẻ như sưng hoặc co bóp của niêm mạc họng, phế quản hoặc cả ống khí phổi. Khi đó, luồng không khí đi qua có thể tạo ra âm thanh kèm theo.

Trong nhiều trường hợp, không thể nghe tiếng thở khò khè bằng tai thường. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để kiểm tra tiếng thở và đánh giá các vấn đề về hô hấp ở trẻ. Điều này giúp bác sĩ đánh giá mức độ nặng của tình trạng và xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra quyết định về chăm sóc và điều trị phù hợp.

Thở khò khè ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng kèm theo là quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ thở khò khè:

       Hen suyễn là một loại bệnh mạn tính ở đường hô hấp, có thể khiến cho đường thở trẻ co bóp và gặp khó khăn khi thở.

       Tiếp xúc với khói thuốc, ô nhiễm không khí hoặc các tác nhân gây kích thích có thể làm tăng tình trạng hen suyễn.

       Trào ngược dạ dày thực quản là khi dạ dày trào lên thực quản, gây kích thích và làm sưng các đường hô hấp nhỏ, tạo nên tiếng khò khè khi thở.

       Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản và viêm phổi có thể gây ra triệu chứng thở khò khè và đờm. Các triệu chứng này thường đi kèm với sốt, sổ mũi,...

       Các bệnh lý tim bẩm sinh, dị tật hộp sọ, u phổi hay những dị tật khác ở hệ hô hấp có thể dẫn đến tình trạng thở khò khè và khó chịu.

       Môi trường sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tiếp xúc với hút thuốc, không khí ô nhiễm, hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể tăng nguy cơ thở khò khè.

Trẻ thở khò khè có thể do môi trường sống có nhiều khói thuốc và ô nhiễm

2. Trẻ thở khò khè có sao không?

Vậy trẻ thở khò khè có sao không? Nếu như trẻ thở khò khè do những nguyên nhân thông thường như: cảm lạnh, viêm mũi, hoặc viêm họng thì có thể tự chăm sóc tại nhà. Khi đó, các triệu chứng sẽ được cải thiện và khỏi hoàn toàn khi trẻ hồi phục.

Tuy nhiên, nếu thở khò khè là dấu hiệu của của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi… hoặc bệnh trào ngược dạ dày, bệnh lý về tim thì trẻ cần được thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Trẻ thở khò khè do cảm lạnh có thể được điều trị tại nhà

3. Trẻ thở khò khè, bố mẹ nên làm gì?

3.1. Điều trị tình trạng thở khò khè cho trẻ tại nhà

       Giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm cho trẻ khi ra khỏi nhà, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Bố mẹ có thể sử dụng áo ấm như áo khoác, mũ và găng tay cho trẻ. Bố mẹ nên tránh để trẻ mắc cảm lạnh vì tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ sổ mũi và viêm đường hô hấp.

       Vệ sinh mũi, họng cho bé thường xuyên bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, giúp làm sạch đường hô hấp và giảm nguy cơ sổ mũi. Tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mũi và giảm áp lực trong đường hô hấp.

       Giữ cho môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ để tránh bụi bẩn và vi khuẩn gây kích thích.

       Cung cấp nước đầy đủ nước cho trẻ nhằm làm mềm đờm và giảm khó khăn trong việc hô hấp. Mẹ nên cho bé bú sữa thường xuyên để tăng sức đề kháng và giúp cơ thể đối mặt với nhiễm trùng.

       Nhẹ nhàng massage ở vùng ngực và cổ cho bé để kích thích quá trình thoát đờm và giảm khò khè khi thở. Bố mẹ có thể thực hiện massage trước khi đi ngủ để bé thoải mái hơn khi ngủ.

       Đảm bảo giấc ngủ thoải mái bằng cách đặt bé nằm ở một góc nghiêng hoặc sử dụng gối đặt dưới giường để giúp bé dễ hô hấp hơn khi đang ngủ.

       Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé có thể giúp giảm tắc nghẽn mũi. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo sử dụng tinh dầu tràm một cách an toàn và tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt của trẻ. Hoặc bố mẹ thêm một vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm của bé có thể giúp làm thông thoáng đường hô hấp và giảm sổ mũi.

       Đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ dinh dưỡng và cân đối các dưỡng chất. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có thể gây kích thích dạ dày như thực phẩm cay nồng, giàu chất béo và thức ăn chứa caffeine. Việc kiểm soát lượng thức ăn cho trẻ vô cùng cần thiết, tránh cho bé ăn quá nhiều có thể gây áp lực lớn lên dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến việc cải thiện triệu chứng thở khò khè ở trẻ

3.2. Trẻ thở khò khè khi nào cần đi cấp cứu?

Nếu trẻ thở khò khè kèm theo những triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ:

       Trẻ khò khè, thở mệt, xanh tái;

       Ho khàn tiếng trong nhiều ngày, đêm thở khò khè tăng, thở mệt;

       Khò khè khó thở, nôn ói, sốt cao;

       Trẻ có tiền sử bị suyễn, đột ngột khó thở, khò khè;

       Trẻ thở khò khè trong thời gian dài, ăn uống kém, chậm lên cân.

Kết hợp giữa thở khò khè và các triệu chứng khác như nôn ói và sốt cao có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nặng, đòi hỏi sự can thiệp của chăm sóc y tế.

Lưu ý rằng việc tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, long đờm, hoặc kháng viêm cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây hại và không đem lại hiệu quả mong muốn. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho trẻ.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bố mẹ giải đáp băn khoăn “Trẻ thở khò khè có sao không?”, đồng thời đưa ra những gợi ý về cách chăm sóc sức khỏe tại nhà cho trẻ bị thở khò khè. Có thể thấy, việc lắng nghe và quan sát tiếng thở của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về hệ hô hấp.

Nếu cần tư vấn thêm, quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: thở khò khè

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.