Tin tức
Triệu chứng bệnh chàm sữa và giải pháp điều trị hiệu quả
- 09/11/2022 | Bệnh chàm sữa là gì? Những điều quan trọng cha mẹ nên biết
- 09/05/2023 | Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh chàm thể tạng
- 31/12/2023 | Bệnh chàm sữa ở trẻ và cách điều trị
- 01/10/2024 | Trẻ bị lác sữa (chàm sữa) có tự hết không? Cách giảm ngứa ngáy giúp trẻ ngủ ngon giấc
- 09/10/2024 | Điều trị chàm mãn tính bằng Alitretinoin có hiệu quả không?
1. Bệnh chàm sữa là gì?
Bệnh chàm sữa là tình trạng viêm da dị ứng, rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh không nguy hiểm nhưng dễ tái phát và dễ triển thành chàm thể tạng - là căn bệnh rất khó điều trị. Hơn nữa, những vùng da bị bệnh có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.
Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ nhỏ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sữa ở trẻ có thể kể đến như:
- Trẻ có cơ địa dị ứng.
- Những trẻ được sinh ra từ cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, bị dị ứng da,... thường có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn những đối tượng khác.
- Trẻ bị dị ứng hoặc kích ứng do các tác nhân từ môi trường xung quanh (như lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, ký sinh trùng) hoặc do tiếp xúc với các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, bột giặt.
- Yếu tố thời tiết.
- Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhưng cha mẹ không cho trẻ uống sữa đúng cách.
- Da trẻ bị khô vì thời gian tắm quá lâu hoặc tắm quá nhiều.
- Trẻ bị nhiễm virus.
2. Biểu hiện của bệnh chàm sữa
Những biểu hiện của Bệnh chàm sữa chủ yếu xuất hiện ở hai bên má và mặt. Sau đó, tình trạng viêm da có thể lan rộng ra tay chân và toàn thân. Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ:
- Ở giai đoạn đầu, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ và da của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Lâu dần, những nốt mẩn này sẽ trở thành mụn nước, có thể vỡ ra và rỉ dịch. Sau đó, da đóng vảy và tróc vảy.
Những vùng da bị bệnh thường là da mặt và những vị trí da hay có nếp gấp như mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, phía sau đầu gối hay mắt cá chân,… Tình trạng viêm da rất dễ tái phát, nhất là khi cha mẹ không phát hiện sớm bệnh của trẻ và chưa biết chăm sóc trẻ đúng cách.
- Ngoài biểu hiện viêm da, trẻ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như hen suyễn, viêm mũi,... do bệnh chàm sữa thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, trẻ thường có những biểu hiện như thường xuyên ngứa ngáy, bú kém, khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, ngủ không sâu giấc,...
Các bậc phụ huynh cần lưu ý, không để trẻ đưa tay gãi vùng da bị ngứa để tránh làm vỡ mụn nước và khiến da của trẻ tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây bội nhiễm, từ đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn và nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
3. Điều trị bệnh chàm sữa bằng cách nào?
Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, các biểu hiện của bệnh chàm sữa sẽ nhanh chóng thuyên giảm và trẻ sẽ khỏi bệnh sau khoảng vài tuần. Những trẻ bị bệnh kéo dài đến năm 4 tuổi, rất có thể bệnh đã tiến triển thành chàm thể tạng khiến việc điều trị rất khó khăn.
Khi trẻ mắc chàm sữa, việc xác định nguyên nhân dị ứng là rất quan trọng. Nếu đã xác định được tác nhân gây dị ứng, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố đó. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần biết cách cách chăm sóc da như sử dụng kem dưỡng ẩm, tắm vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ không gây kích ứng,... giúp cho vùng da bị bệnh của trẻ được cải thiện mỗi ngày.
Mẹ cần bôi thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi thấy trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng của trẻ và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Với những trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định dùng một số loại thuốc dạng bôi để triệu chứng bệnh của trẻ sớm được cải thiện. Cha mẹ cần bôi thuốc cho con theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không nên dùng những loại thuốc lá hoặc chữa bệnh cho con bằng một số bài thuốc dân gian. Những bài thuốc này chưa được kiểm nghiệm rõ ràng và có thể không phù hợp với tất cả trường hợp bị bệnh, thậm chí còn có thể khiến những tổn thương da của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Lưu ý
Ngoài việc tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh chàm sữa:
- Cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn của trẻ: Nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu đời. Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, lúc này trẻ không chỉ cần bú sữa mẹ mà còn cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo phát triển tốt và khỏe mạnh. Khi cho trẻ ăn những món ăn mới, mẹ nên cho trẻ thử từng chút một để trẻ làm quen dần. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng hay các thực phẩm lên men.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Đối với những trẻ đang bị bệnh chàm sữa, mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm, không nên dùng xà phòng hay các loại sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh để tránh khiến cho làn da của trẻ tổn thương nghiêm trọng hơn. Mẹ nên thường xuyên thay tã và quần áo cho trẻ để da của trẻ luôn được khô thoáng, đặc biệt nên chọn tã và quần áo được làm từ chất liệu mềm mại, tránh gây đau và tổn thương da.
- Giữ môi trường sạch sẽ: Trẻ cần được sinh hoạt trong môi trường thoáng mát, có đủ độ ẩm cần thiết. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn gối cho trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo.
Bệnh chàm sữa rất phổ biến ở trẻ và có thể dẫn đến chàm thể tạng. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa ngay khi trẻ có biểu hiện bệnh.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín
Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe cho trẻ với các bác sĩ chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các bậc phụ huynh có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để đội ngũ tư vấn viên hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
