Tin tức
Trời lạnh bị ngứa tay chân: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- 10/12/2022 | Nhức chân khi trời lạnh và cách khắc phục hiệu quả
- 22/12/2022 | Ngứa lòng bàn chân - hiểu đúng để chủ động phòng ngừa
- 20/12/2022 | Trời lạnh bị nhức xương là do đâu?
1. Hiện tượng trời lạnh bị ngứa tay chân là gì?
Thời tiết bước vào mùa đông khiến cho không ít người xuất hiện biểu hiện ngứa tay, ngứa chân. Theo các chuyên gia, triệu chứng trời lạnh bị ngứa tay chân là tình trạng chung của dị ứng thời tiết lạnh. Đây là một bệnh lý về da liễu phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.
Trời lạnh nổi mẩn ngứa do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức trước diễn biến thay đổi của thời tiết từ nóng sang lạnh khiến cơ thể có các triệu chứng khó chịu. Cũng không ít người dù đã thử với nhiều cách nhưng không thuyên giảm, bệnh vẫn tái phát với các nốt sẩn, ngứa đa hình dạng.
Trời lạnh dễ khiến tay chân bị ngứa ngáy, khó chịu
2. Nguyên nhân chính khiến chân tay bị ngứa mùa lạnh
Bên cạnh nguyên nhân chính bị ngứa tay chân là tiếp xúc với trời lạnh ra, nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp cũng khiến tình trạng nổi mẩn bùng nổ và đó có thể đến từ những lý do sau:
2.1. Nổi mề đay mãn tính
Nổi mề đay cũng là một nguyên do khiến cho trời lạnh bị ngứa tay chân. Phụ thuộc vào thời gian phát bệnh và chuyển biến của bệnh mà chia ra làm 2 giai đoạn: cấp tính (trong thời gian từ 24h - 6 tuần) và mãn tính (trên 6 tuần).
2.2. Cơ địa dễ nhạy cảm
Những bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ mẫn cảm với thời tiết thường hay bị dị ứng trước sự thay đổi thất thường của khí hậu. Trong đó, nổi bật là triệu chứng gây ngứa, mẩn đỏ trên tay hoặc chân.
2.3. Hệ miễn dịch bị suy giảm
Nếu bạn có sức đề kháng kém sẽ khó có thể chống lại sự tác động từ vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng tiết ra các hoạt chất Histamin, kích thích những mao mạch dưới da làm nổi mề đay và ngứa khi thời tiết chuyển lạnh.
2.4. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền hay bắt gặp ở những bệnh lý về dị ứng. Nếu cha mẹ có tiền sử nổi mề đay, dị ứng trời lạnh,... khả năng cao là sẽ di truyền cho con.
2.5. Những nguyên do khác
Khi bạn gặp trời lạnh bị ngứa tay chân có thể đến từ những nguyên nhân khác như là dùng mỹ phẩm không hợp, ăn phải thức ăn gây dị ứng, tiêm phòng vacxin,...
Cũng theo các nguyên nhân trên mà bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã cảnh báo đối tượng dễ bị dị ứng với thời tiết bao gồm: người mắc bệnh lý nền, trẻ em, phụ nữ gặp phải chứng rối loạn nội tiết tố nữ, người hay sử dụng thuốc kháng sinh hoặc ăn đồ ăn bị dị ứng,...
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tay chân bị ngứa vào màu lạnh
3. Biểu hiện ngứa tay, chân mùa lạnh
Mặc dù hiện tượng gặp trời lạnh bị ngứa tay chân không nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng dễ phát triển trên cơ thể xung quanh các vùng da tay, chân, mặt, cổ làm cho bạn gặp khó chịu:
-
Ngứa tay chân vào mùa lạnh: Bắt đầu trời chuyển lạnh, tiết trời dần hanh khô, mao mạch tự động co lại để giữ ấm. Khi đó, lượng máu lưu thông, độ ẩm trên da suy giảm và xuất hiện các cơn ngứa;
-
Ngứa đầu ngón chân vào mùa lạnh: Ngứa đầu ngón chân và mẩn đỏ nếu gặp trời lạnh là biểu hiện chung của Cước. Để điều trị chấm dứt triệu chứng hoàn toàn, bạn cần kết hợp giữa phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý
-
Ngứa lòng bàn tay vào mùa lạnh: Bạn nên chăm sóc da cẩn thận khi lòng bàn tay bị ngứa. Đồng thời tránh gãi mạnh vì dễ gây nhiễm trùng và không tự ý bôi thuốc ngứa để tình hình chuyển biến nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên đến cơ sở Y tế uy tín chuyên khoa Da liễu để có giải pháp chữa trị
-
Ngứa đầu ngón tay vào mùa lạnh: Tình trạng ngứa đầu ngón tay nếu trời lạnh hay sưng tấy, nổi mụn nước dấu hiệu của viêm da cơ địa hoặc cơ địa nhạy cảm. Bạn cần được thăm khám kịp thời để nhanh chóng chấm dứt cơn ngứa.
Ngứa tay chân vào mùa lạnh là tình trạng phổ biến hiện nay
4. Biện pháp phòng ngừa trời lạnh bị ngứa tay chân
Để giúp bảo vệ làn da trước sự ảnh hưởng của mùa đông, bạn cần có biện pháp phòng ngừa có thể kể đến:
4.1. Bổ sung về lượng dinh dưỡng
Tích cực ăn uống các loại rau xanh có màu đậm, củ quả như cà rốt, cam, dưa,... có chứa thành phần beta carotene cần thiết cho làn da. Đồng thời tránh ăn hành, tỏi,...có chứa nhiều chất sulfur gây hại cho da
4.2. Vệ sinh sạch sẽ làn da
Tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày đặc biệt quan trọng kể cả trong mùa đông. Hoạt động vệ sinh sạch sẽ làn da giúp loại bỏ vi khuẩn, tránh nhiễm trùng da hoặc bệnh về da nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, bạn hạn chế chà xát mạnh và dùng nước đủ ấm để tắm, tránh dùng nước quá nóng. Ngoài ra, để tránh gặp phải hiện tượng trời lạnh bị ngứa tay chân thì bạn nên chọn xà phòng, sữa tắm có thành phần lành tính để vừa loại bỏ vi khuẩn vừa bảo vệ tốt cho da.
4.3. Dưỡng ẩm cho làn da
Không chỉ những người đang gặp tình trạng ngứa tay chân mà cả những người bình thường cũng cần giữ ẩm cho da tay, chân, mặt, cổ. Bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp với da, nhất là khi vừa mới tắm xong.
Mùa đông bẹn nên dưỡng ẩm cho tay chân để tránh tình trạng khô da gây nứt nẻ
4.4. Thường xuyên ủ ấm tay, chân
Để ngăn chặn hiện tượng cước tay chân khi trời lạnh bị ngứa tay chân thì bạn cần ủ ấm cho mặt, đặc biệt là mũi và tai. Bởi đây là nơi nếu gặp lạnh dễ bị co thắt mạch, rồi lan ra xung quanh cơ thể khiến tay chân tím tái.
4.5. Tập thể thao đều đặn
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn được khuyến khích vừa tốt cho sức khỏe vừa có lợi cho làn da. Tập thể thao giúp khí huyết được lưu thông và da được nuôi dưỡng. Trong đó, nếu bạn hút thuốc thì hãy từ bỏ ngay vì chất nicotin khiến mạch máu bị co hẹp, giảm lượng máu lưu thông đến da.
4.6. Biện pháp phòng ngừa khác
Bạn cần tránh mặc quần áo quá chật để tránh việc cọ xát, gây kích ứng tại chỗ. Với mỹ phẩm có tính chất dưỡng ẩm da với các thành phần chính: cetaphil, lacticare giúp da không bị khô và bong tróc. Bên cạnh đó, hạn chế ăn những thực phẩm dễ làm dị ứng như đồ hải sản, đồ ăn lên men (dưa chua, cà muối,...).
Trời lạnh bị ngứa tay chân đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi vết ngứa để có cách điều trị phù hợp. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên khám Chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ kê đơn thuốc trị dứt điểm. Nếu cần tư vấn sức khỏe, đặc biệt là thông tin về tình trạng ngứa tay chân, bạn hãy liên hệ đến Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số tổng đài: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!