Tin tức
Tư vấn về cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19
- 19/10/2021 | Nhật ký tiêm Covid-19: sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?
- 25/01/2022 | Yếu tố cần quan tâm khi sàng lọc trước tiêm Covid-19 cho trẻ em
- 27/10/2021 | Góc tư vấn: Phải làm sao nếu bị đau sau tiêm Covid-19?
1. Tổng quan về sàng lọc trước khi tiêm
Sàng lọc trước khi tiêm là thủ tục bắt buộc trước khi bạn tiêm vắc xin Covid-19 hay bất kỳ vắc xin nào khác. Việc sàng lọc trước khi tiêm nhằm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của bạn có hợp với vắc xin hay không vì mỗi cá nhân có một sức khỏe khác nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý đến cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19 chính xác để thuận tiện trong việc đánh giá tiêm chủng.
Sàng lọc trước khi tiêm là khám tổng quát và tìm ra những vấn đề bất thường để xác định bạn có đủ điều kiện tiêm hay không. Ngoài ra, sàng lọc trước khi tiêm còn có thể đưa ra quyết định hoãn tiem hoặc cẩn trọng khi tiêm. Đặc biệt đối với trẻ em, việc sàng lọc trước khi tiêm nhằm hạn chế di chứng sau tiêm và đưa ra thời điểm tiêm an toàn, hiệu quả cho trẻ.
Khám sàng lọc là thủ tục bắt buộc trước khi bạn tiêm bất kỳ loại vắc xin nào
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi và người đang điều trị bệnh cấp tính sẽ hoãn tiêm. Những người đang trong độ tuổi tiêm chủng được phép tiêm với điều kiện không dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc xin. Ngoài ra, những ai có tiền sử sốc phản vệ ở lần tiêm đầu sẽ không được tiêm.
Những đối tượng cần sàng lọc kỹ là những đối tượng sau:
-
Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên.
-
Người đang trong thời gian điều trị bệnh mãn tính, bệnh nền.
-
Phụ nữ đang mang thai ở tuần thứ 13 hoặc sau giai đoạn này.
-
Người có nhiệt độ cơ thể dưới 35.5 và trên 37.5.
-
Người có nhịp thở trên 25 nhịp/phút.
-
Người mất năng lực hành vi, mất tri giác.
-
Người từng rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
-
Huyết áp tối thiểu dưới 60 hoặc trên 90 mmHg.
-
Huyết áp tối đa trên 140 hoặc dưới 90 mmHg.
Việc sàng lọc kỹ cùng sự hướng dẫn cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19 đúng sẽ giúp việc tiêm chủng diễn ra an toàn hơn.
Đối với trẻ em, cần chú ý những yếu tố sau:
-
Tiền sử phản vệ ở mũi đầu hay dị ứng với thành phần vắc xin.
-
Đang trong thời gian điều trị bệnh.
-
Có tiền sử dị ứng với dị nguyên.
-
Trẻ đang rối loạn tri giác hoặc rối loạn hành vi.
-
Trẻ đã từng mắc bệnh mạn tính.
-
Đã từng phản vệ độ 3. Trường hợp này cần tổng hợp tác nhân gây dị ứng.
-
Trẻ có bệnh bẩm sinh hoặc đang gặp bất thường ở tim/phổi.
Đối với trẻ em cần lưu ý đến nhiều yếu tố hơn như các bệnh bẩm sinh, bệnh về tim, phổi (Ảnh: nguồn Internet)
2. Cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19
Nhóm đối tượng để điền vào phiếu sàng lọc gồm: Đủ điều kiện tiêm, nhóm cẩn trọng khi tiêm, nhóm hoãn tiêm và nhóm chống chỉ định.
Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng
Đây là những đối tượng nằm trong độ tuổi tiêm chủng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, người đủ điều kiện tiêm chủng là người không bị dị ứng với bất kỳ hóa dược hay hoạt chất nào của vắc xin.
Nhóm cẩn trọng khi tiêm
Những người thuộc nhóm đối tượng cẩn trọng khi tiêm là những người có tiền sử dị ứng với một số dị nguyên nào đó. Đây cũng là nhóm của những người đang có bất thường về nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, mạch,… Ngoài ra, những người đang có bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi cũng thuộc nhóm đối tượng này. Nhóm đối tượng này cần được khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm.
Nhóm hoãn tiêm
Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì phải trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19:
-
Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
-
Mang thai dưới 13 tuần tuổi.
-
Đang mắc hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh cấp tính.
Hoãn tiêm cho những phụ nữ có thai dưới 13 tuần tuổi
Nhóm chống chỉ định
Nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19 là nhóm của những đối tượng không thể tiêm vắc xin. Đó là những người có tiền sử phản vệ với vắc xin Covid-19 cùng loại ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin chuẩn bị tiêm.
Một số lưu ý khác
Trước khi đi tiêm, bạn nên tìm hiểu trước về cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19. Khi đến địa điểm tiên, để điền vào phiếu sàng lọc chính xác, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử bệnh của người tiêm như tình trạng sức khỏe hiện tại, có đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính không. Đặc biệt là có mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng không.
Ngoài ra, cần hỏi thêm về tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm phòng Covid-19, tiền sử rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông. Nếu bạn đang bị ung thư, đang hóa trị, xạ trị, đang cho con bú hoặc đang mang thai ở tuần thứ mấy thì cũng cần nói rõ với nhân viên y tế để có được kết luận chính xác về nhóm đối tượng tiêm.
Nhân viên y tế cần giải thích lợi ích và nguy cơ đối với phụ nữ mang thai và chỉ cân nhắc tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi. Họ cần được ký cam kết và chuyển đến cơ sở tiêm chủng có cấp cứu sản khoa. Nhà sản xuất khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin Sputnik V.
Phụ nữ mang thai chống chỉ định với vắc xin Sputnik V
3. Khám sàng lọc trước khi tiêm ở đâu?
Sau khi biết cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19, bạn cần tìm cho mình một địa chỉ tin cậy để khám tổng quát trước khi tiêm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý cho bạn.
Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam hoạt động song hành với 2 chứng chỉ hàng đầu về chất lượng phòng xét nghiệm là chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP do Hiệp Hội Hoa Kỳ cấp. Điều này phần nào minh chứng cho năng lực xét nghiệm của Trung tâm, đồng thời giúp khách hàng an tâm hơn khi cần làm các kiểm tra đánh giá tại đây.
Đặc biệt từ nay đến hết 30/04/2022, nhằm đồng hành cùng cha mẹ có con trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, MEDLATEC GIẢM 10% gói khám sức khỏe trước khi tiêm chủng cho các bé từ 05 đến 12 tuổi.
Khi khám sàng lọc ở đây, bạn và người thân sẽ được đánh giá toàn diện các chỉ số cơ bản để tăng cường an toàn trước khi tiêm như công thức máu, chức năng thận, các bệnh lý về máu,… Khách hàng cũng sẽ được sàng lọc và phát hiện các dị ứng chung cũng như chức năng đông máu. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhằm đảm bảo an toàn trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp.
Khám sàng lọc trước khi tiêm tại Bệnh viện MEDLATEC để biết mình đủ điều kiện tiêm hay không
Để biết mình đủ điều kiện tiêm chủng hay không cũng như hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, hãy tiến hành khám sàng lọc trước khi tiêm. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách ghi phiếu sàng lọc trước tiêm chủng Covid-19 đúng. Nếu còn có vấn đề cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!