Tin tức

Ung thư: cập nhật về thực trạng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Ngày 06/02/2015
PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC


Ung thư
 là một nhóm các bệnh
 liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và có khả năng xâm lấn một cách trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những mô xa hơn (di căn). Di căn là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung thư [10]. Cho đến nay, khoảng trên 100 loại ung thư ở người đã được phát hiện.

 

Hình 1. Sự khác nhau giữa các tế bào bình thường (bên trái) và các tế bào ung thư (bên phải) 

1. Thực trạng ung thư và tử vong do ung thư

1.1. Thực trang ung thư và tử vong do ung thư trên thế giới


Ung thư một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Trong năm 2012, có khoảng 14 triệu trường hợp ung thư được phát hiện mới có đến 8,2 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư [11]. Trong đó, số lượng các ca tử vong do các ung thư chủ yếu là: ung thư phổi (1,59 triệu ca), ung thư gan (745 000 ca), ung thư dạ dày (723 000 ca), ung thư đại trực tràng (694 000 ca), ung thư vú (521 000 ca), ung thư thực quản (400 000 ca) [11].


Số lượng các ca ung thư mới được dự đoán sẽ tăng khoảng 70% trong vòng hai thập kỷ tới. Dự đoán số trường hợp ung thư hàng năm sẽ tăng từ 14 triệu trong 2012 lên 22 triệu trong vòng 2 thập kỷ tới [1]. Hơn 60% số các ca ung thư mới hàng năm trên thế giới xảy ra Châu Phi, Châu Á, Trung và Nam Mỹ, chiếm 70% số các ca tử vong ung thư thế giới [11].


Đối với nam giới, 5 ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán trong năm 2012 phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày và gan. Đối với nữ giới 5 ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán , đại trực tràng, phổi, cổ tử cung và dạ dày.


Khoảng 30% các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư là do 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu về hành vi và chế độ ăn uống: ch số khối cơ thể cao (béo phì), ăn ít rau quả tươi, ít tập thể dục, nghiện thuốc lá hoặc  rượu. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư, gây ra hơn 20% các ca tử vong ung thư và khoảng 70% các ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu. Ngoài ra, các bệnh nhiễm virus HBV, HCV một số type Human Papilloma Virus (HPV) nguyên nhân của trên 20% số các ca tử vong do ung thư ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình [4].

1.2. Thực trạng ung thư và tử vong do ung thư ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong năm 2012, số lượng các ung thư gặp phổ biến ở nam giới là: gan 16.815 ca, phổi 16.082 ca, dạ dày 9.406 ca, đại trực tràng 4.561 ca và mũi họng 3.301 ca; còn các ung thư gặp phổ biến ở nữ giới là: vú 11.067 ca, phổi 5.783 ca, gan 5.182 ca, cổ tử cung 5.146 ca và dạ dày 4.797 ca [12].


Ở Việt Nam, tổng số ca tử vong do ung thư năm 2012 là 91.600 ca, trong đó: số nam giới tử vong do ung thư là 58.200 ca: ung thư gan chiếm 26,9%, phổi 24,4%, dạ dày 14,5%, miệng - thực quản 5,8%, đại trực tràng 5,2% và do ung thư khác là 23,2%; số nữ giới tử vong do ung thư là 33.400 ca: ung thư phổi chiếm 14,5%, gan 13,7%, vú 12,5%, dạ dày 12,1%, đại trực tràng 8% và do ung thư khác là 39,3% [12].


2. Các nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư

 2.1. Các nguyên nhân gây ung thư

Ung thư thường khởi phát từ một tế bào duy nhất. Sự biến đổi từ một tế bào bình thường thành một tế bào khối u một quá trình gồm nhiều giai đoạn, là sự tiến triển từ một tổn thương tiền ung thư đến các khối u ác tính. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và các tác nhân bên ngoài.


Phần lớn (90-95%) các trường hợp ung thư là do các yếu tố môi trường, 5-10% ung thư còn lại là do di truyền. Môi trường có nghĩa là bất kỳ nguyên nhân không được thừa kế do di truyền, chẳng hạn như các yếu tố lối sống, kinh tế và hành vi chứ không chỉ đơn thuần là ô nhiễm. Các yếu tố môi trường góp phần vào con số tử vong do ung thư gồm: thuốc lá (25-30%), chế độ ăn không hợp lý và béo phì (30-35%), nhiễm khuẩn (15-20%), bức xạ (cả hai ion hóa và không ion hóa, 10%), sự căng thẳng (stress), thiếu hoạt động thể chất và các chất ô nhiễm môi trường.


2.1.1. Các chất hóa học: khói thuốc lá (với khoảng trên 70 chất gây ung thư), aflatoxin (có trong nấm mốc  gây ô nhiễm thực phẩm) và Asen (chất gây ô nhiễm nước uống).


2.1.2. Chế độ ăn và tập luyện: việc sử dụng thuốc lá, rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất là những yếu tố nguy cơ ung thư chủ yếu trên toàn thế giới [2, 3, 5].


2.1.3. Nhiễm khuẩn: một số bệnh nhiễm khuẩn mạn cũng là những yếu tố nguy cơ đối với ung thư chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) và một số type của HPV có khả năng gây ung thư gan và cổ tử cung. Nhiễm HIV làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung [6, 8, 10].


2.1.4. Nhiễm phóng xạ: các bức xạ ion hóa như tia X, β, tia γ là các yếu tố gây ung thư rõ rệt; bức xạ không ion hóa (ví dụ: tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời) cũng có thể gây ung thư.


2.1.5. Di truyền: khoảng 0,3% dân số thế giới mang các đột biến gen gây ung thư và có thể gây nên khoảng 3-10% số các ung thư, chẳng hạn như: các đột biến ở các gen BRCA1 và BRCA2 là yếu tố nguy cơ của trên 75% các ung thư vú và ung thư buồng trứng,  hội chứng ung thư đại trực tràng không do đa polyp di truyền HNPCC (hereditary nonpolypolyposis colorectal cancer syndrome) với các đột biến trên các gen MLH1, MLH2, MLH3, MLH6, PMS1, PMS và TGFBR2, gây nên khoảng 3% các ung thư đại trực tràng và một số các ung thư khác như ung thư buồng trứng, dạ dày, ruột non, tụy, thận, não và tử cung [7].


2.1.6. Các yếu tố vật lý: một số yếu tố vật lý gây ung thư chủ yếu thông qua thể chất của con người mà tác động vào các tế bào. Chẳng hạn, việc tiếp xúc lâu dài với amiăng, len thủy tinh, bột đá, bột coban và niken, tinh thể silica, có thể dẫn đến một số ung thư.


2.1.7. Các hormone: một số hormone đóng một vai trò trong sự phát triển của ung thư bằng cách thúc đẩy sự tăng sinh tế bào. Yếu tố tăng trưởng giống insulin (Insulin-like growth factor) và các protein liên kết của nó đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh sôi tế bào ung thư, sự biệt hóa và sự chết của tế bào theo chương trình (apoptosis), cho thấy khả năng tham gia vào quá trình gây ung thư.


Hormone là yếu tố quan trọng trong các bệnh ung thư liên quan đến giới tính như các ung thư vú, tử cung, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tinh hoàn, tuyến giáp và xương. Ví dụ: con gái của người phụ nữ bị ung thư vú có mức độ estrogen và progesterone cao đáng kể so với con gái của người phụ nữ không bị ung thư vú, ngay cả khi sự vắng mặt của một gen gây ung thư vú. Tương tự, đàn ông Châu Phi có mức testosterone cao hơn đáng kể so với đàn ông Châu Âu, có một mức độ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nhiều so với đàn ông Châu Âu, trong khi đàn ông Châu Á có mức testosterone thấp nhất thì có mức ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất.

2.2. Cách phòng tránh ung thư

Kiến thức về nguyên nhân, cách đề phòng và quản lý ung thư đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ung thư có thể giảm bớt và được kiểm soát bằng cách thực hiện các chiến lược dựa trên các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và quản lý ung thư. Nhiều ung thư cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.


Hiện nay, hơn 30% số ca tử vong do ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi cách sống hoặc tránh các yếu tố nguy cơ cơ bản như:


- Kiêng hút thuốc lá: thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư, gây ra khoảng 20% số ca tử vong do ung thư và khoảng 71% số ca tử vong ung thư phổi trên toàn cầu.


- Kiêng rượu.


- Thay đổi cách ăn uống (giảm lượng chất bột đường và mỡ động vật) để tránh thừa cân hoặc béo phì [1].


- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ các chất chống oxy hóa, các vitamin và muối khoáng.


- Tăng cường hoạt động thể chất: tập thể dục mỗi ngày 30-45 phút.

- Điều trị nhiễm HBV, HCV hoặc HPV: các nước có thu nhập thấp, đến 20% các ca tử vong ung thư là do nhiễm HBV HPV.

- Tránh phơi nhiễm bức xạ ion hóa (phóng xạ) hoặc bức xạ phi ion hóa (tia tử ngoại: ultraviolet – UV từ ánh nắng mặt trời).


- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc nghề nghiệp và không khí độc hại ở đô thị.


- Tránh hít phải khói bụi do đun than đá, nhựa đường [10].

2. Chẩn đoán ung thư

Chẩn đoán sớm ung thư sớm là điều kiện quan trong nhất quyết định hiệu quả điều trị và làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.

2.1. Chẩn đoán sớm ung thư

Một số loại ung thư có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ung thư (đối với các ung thư da, cổ tử cung, , trực tràng miệng) nên có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, nhiều loại ung thư hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư cần phải dựa vào các dấu ấn ung thư, sinh học phân tử,  chẩn đoán hình ảnh và tế bào học.

Dấu ấn ung thư (hay còn gọi là dấu ấn khối u) là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư. Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu, nước tiểu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát. Hiện nay, khoảng trên 20 dấu ấn ung thư  có thể được thực hiện cho các mục đích này*, ví dụ: AFP cho chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan hoặc u tế bào mầm; CA 15-3 cho ung thư vú; NSE, ProGRP, CYFRA 21-1, SCC,… cho ung thư phổi; CA 19-9, CEA cho ung thư tụy; CA 72-4 cho ung thư dạ dày; CEA cho ung thư đại trực tràng; CA 125 cho ung thư buồng trứng,…[9].


Gần đây, một số thay đổi trong vật chất di truyền (các đột biến DNA hoặc sự thể hiện quá mức của gen, …) có liên quan với những ung thư nhất định, đã được sử dụng như những dấu ấn ung thư để đánh giá nguy cơ, tiên lượng hoặc hướng dẫn điều trị đích.

2.2. Sàng lọc ung thư

Một số ít dấu ấn ung thư có thể được sử dụng để sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư nhưng chỉ nên thực hiện ở những người có nguy cơ cao. Ví dụ: dấu ấn AFP có thể giúp sàng lọc ung thư biểu mô tế bào gan ở những nhóm đối tượng nguy cơ ung thư cao như các bệnh nhân bị viêm gan virus B, C hoặc bệnh nhân xơ gan do các nguyên nhân khác; CA 125 có thể giúp sàng lọc ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ ung thư cao như các bệnh nhân gia đình có người thân bị ung thư buồng trứng; Free β hCG có thể giúp sàng lọc ung thư nguyên bào lá nuôi (Trophoblastic cancer) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như các bệnh nhân bị chửa trứng (molar pregnancy) hoặc chảy máu tử cung dai dẳng; PSA, free PSA và tỷ số free PSA/PSA (kết hợp với siêu âm nội soi và sinh thiết tuyến tiền liệt) có thể giúp sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở người cao tuổi [9].


Cũng có thể sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp với sự trợ giúp của acid acetic VIA (visual inspection with acetic acid) là kỹ thuật rửa cổ tử cung bằng acid acetic từ 3% đến 5% trong một phút và sau đó quan sát sự thay đổi màu sắc ở cổ tử cung bằng mắt thường hoặc xét nghiệm HPV ở các bệnh viện tuyến huyện, xã; xét nghiệm phết tế bào (PAP smear) tìm tế bào ung thư cổ tử cung [10], xét nghiệm định type HPV hoặc chụp ảnh vú (mammography) để phát hiện ung thư vú các bệnh viện tuyến cao hơn hoặc bệnh nhân thu nhập cao hơn. Chẩn đoán xác định ung thư cần phải dựa vào mô bệnh học [9].

3. Điều trị ung thư

Chẩn đoán ung thư chính xác là điều cần thiết để điều trị đúng hiệu quả mỗi loại ung thư cần phải một phác đồ điều trị cụ thể trong đó bao gồm một hoặc nhiều phương thức như phẫu thuật, hóa trị liệu, miễn dịch trị liệu (giúp tăng cường hệ miễn dịch), xạ trị, ức chế hormon, kiểm soát triệu chứng, …[10].


Gần đây là điều trị đích (targeted therapy) dựa trên đột biến hoặc sự thay đổi hoạt động của một số gen ở những ung thư nhất định. Điều trị đích là phương pháp điều trị mới sử dụng các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) hoặc các chất ức chế phân tử nhỏ (small molecule inhibitors) để tác dụng đặc hiệu vào các tế bào ung thư nhưng ít gây hại cho các tế bào của mô bình thường. Các loại thuốc này hiện đang được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư phổ biến như ung thư vú, đại trực tràng, phổi, tụy, thận, não, u lympho (lymphoma), bệnh bạch cầu và đa u tủy.

Mục đích chủ yếu của điều trị ung thư để chữa khỏi ung thư hoặc kéo dài cuộc sống của bệnh nhân. Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng một mục tiêu quan trọng, điều này có thể đạt được bằng cách chăm sóc giảm nhẹ hỗ trợ tâm lý [10].

3.1. Khả năng chữa khỏi một số ung thư được phát hiện sớm

Một số loại ung thư phổ biến nhất như ung thư , ung thư cổ tử cung, ung thư miệng và ung thư đại trực tràng có tỷ lệ chữa khỏi cao khi được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ tốt nhất. Một số loại ung thư khác, mặc dù phổ biến, chẳng hạn như bệnh bạch cầu u lympho ở trẻ em ung thư tinh hoàn, cũng hiệu quả điều trị cao nếu được phát hiện sớm [10].

3.2. Điều trị chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) điều trị để làm giảm bớt các triệu chứng gây ra bởi ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp con người sống thoải mái hơn, một nhu cầu nhân đạo khẩn cấp cho người bị ung thư, phương pháp này đặc biệt cần thiết ở những bệnh nhân nặng nhưng  ít cơ hội và điều kiện kinh tế để chữa bệnh [10].


Sự hỗ trợ về thể chất, tâm lý tinh thần thông qua chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp hơn 90% bệnh nhân ung thư có được sự cải thiện chất lượng cuộc sống. Sự chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng và tại nhà cũng giúp bệnh nhân đỡ đau đớn, đặc biệt là việc sử dụng morphine bệnh ung thư nặng, ung thư ở giai đoạn cuối.

     Tài liệu tham khảo

1. Anand P, Kunnumakkara AB, Kunnumakara AB, et al. Cancer is a preventable disease that requires major lifestyle changes. Pharm Res 2008 Sep; 25(9). 2097-2116. 

2. Brenner H, Rothenbacher D, Arndt V. Epidemiology of stomach cancer. Methods Mol  Biol 2009; 472: 467-477. 

3. Cunningham D, Atkin W, Lenz HJ, et al. Colorectal cancer. Lancet 2010 Mar; 375 (9719): 1030-1047. 

4. de Martel C, Ferlay J, Franceschi S, et al. Global burden of cancers attributable to infections in 2008: a review and synthetic analysis. The Lancet Oncology 2012; 13: 607-615.

5. Kushi LH, Byers T, Doyle C, et al. American Cancer Society Guidelines on Nutrition and Physical Activity for cancer prevention: reducing the risk of cancer with healthy food choices and physical activity. CA Cancer J Clin 2006; 56(5): 254-281.

6. Pagano JS, Blaser M, Buendia MA, et al. Infectious agents and cancer: criteria for a causal relation. Semin  Cancer Biol 2004 Dec; 14(6): 453-471. 

7.Roukos DH. Genome-wide association studies: how predictable is a person's cancer risk?. Expert Rev Anticancer Ther 2009 April; 9(4): 389-392. 

8. Samaras V, Rafailidis PI, Mourtzoukou EG, et al. Chronic bacterial and parasitic infections and cancer: a review.  J Infect Dev Ctries 2010; 4(5): 267-281. 

9. Tumor markers Cancer screening. Retrieved December 28, 2013.

10. WHO. Cancer. Fact sheet No297. Updated November 2014.

11. WHO. World Cancer Report 2014.

12. World Health Organization. Cancer Country Profiles, Vietnam, 2014.

*Hiện nay, với đội ngũ giáo sư, bác sĩ và kỹ thuật viên có kinh nghiệm, với khoảng 20 loại dấu ấn ung thư được định lượng hàng ngày, với hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử Pyrosequencing PyroMark Q24 và hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm, nội soi, X quang, chụp cắt lớp, …, Bênh viện Đa khoa MEDLATEC có khả năng sàng lọc, chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát của nhiều loại ung thư.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.