Tin tức
Uống cà phê nhiều có ảnh hưởng gì không? Giải đáp từ bác sĩ
- 17/12/2013 | Uống cà phê đúng cách, giảm nguy cơ mắc bệnh
- 01/10/2022 | Chuyên gia tư vấn: Uống cà phê có tăng huyết áp không?
- 17/07/2024 | Uống cà phê có tốt cho tinh trùng không: nam giới nên biết
- 01/02/2024 | Uống cà phê bị đau bụng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- 18/02/2025 | Uống cà phê có giảm cân không? Cách uống cà phê để tối ưu hiệu quả giảm cân
1. Uống cà phê nhiều có ảnh hưởng gì không?
Uống cà phê với liều lượng hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung và hỗ trợ trao đổi chất. Nhưng nếu tiêu thụ quá mức, cơ thể có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn. Vậy uống cà phê nhiều có ảnh hưởng gì không? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Ảnh hưởng đến tim mạch
Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh và tim mạch. Khi dùng quá nhiều, nó có thể gây ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, với các biểu hiện điển hình như: nhịp tim tăng nhanh bất thường, hồi hộp, đánh trống ngực và làm tăng huyết áp tạm thời. Nếu kéo dài tình trạng này, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp mạn tính, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim ở những người có bệnh nền.
Với những người mắc bệnh tim, nên hạn chế tiêu thụ cà phê và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.
Uống cà phê nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim mạch
Gây rối loạn giấc ngủ
Uống cà phê thường xuyên có thể gây rối loạn giấc ngủ, đặc biệt nếu sử dụng vào buổi chiều hoặc tối. Theo đó, caffeine có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác buồn ngủ và kéo dài thời gian tỉnh táo. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ tỉnh giấc giữa đêm. Nếu thiếu ngủ kéo dài, có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Gây lo âu, hồi hộp
Việc tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng nhẹ và bồn chồn. Lâu dần, nếu không điều chỉnh liều lượng cà phê sử dụng hợp lý, có thể dẫn đến cảm giác lo âu kéo dài, tim đập nhanh, khó thư giãn và dễ cáu gắt. Ở một số người nhạy cảm với caffein, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.
Gây phụ thuộc, nghiện nhẹ
Dù không gây nghiện mạnh như các chất kích thích khác, nhưng cà phê vẫn có thể tạo sự phụ thuộc nhẹ. Khi ngưng uống cà phê đột ngột, người dùng có thể gặp một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, giảm tập trung và dễ cáu gắt.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa và dạ dày
Uống cà phê quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá và dạ dày. Cụ thể, caffeine gây kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đau dạ dày, ợ hơi hoặc trào ngược, đặc biệt là khi uống vào lúc đói. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến tình trạng đi ngoài ở một số người có hệ tiêu hoá kém.
2. Uống cà phê khi nào có lợi?
Cà phê nếu được dùng đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tăng lợi ích của cà phê mang lại, bạn nên chú ý sử dụng vào những thời điểm sau:
- Buổi sáng: Thời điểm lý tưởng để uống cà phê là sau bữa sáng (khoảng 8–9 giờ) hoặc giữa buổi sáng (9 –10 giờ). Lúc này, cortisol (hormone tỉnh táo tự nhiên) bắt đầu giảm, caffeine sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Ngoài ra uống cà phê khi bụng no giúp tránh kích ứng dạ dày như cồn cào, buồn nôn, trào ngược.
- Trước khi làm việc hoặc cần sự tập trung cao: Cà phê giúp kích thích bộ não, cải thiện sự tỉnh táo và khả năng tập trung. Vì vậy, bạn nên uống cà phê khoảng 15 – 30 phút trước khi làm việc.
- Trước khi tập thể dục khoảng 30 phút: Caffeine có tác dụng tăng hiệu suất vận động, giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cảm giác mệt khi luyện tập. Uống một lượng nhỏ cà phê trước khi tập thể dục sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt hơn.
- Khi cảm thấy mệt mỏi giữa buổi sáng hoặc đầu giờ chiều: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy uống một lượng nhỏ cà phê vào khoảng 9 – 10 giờ sáng hoặc 13 – 14 giờ chiều để giúp cơ thể tỉnh táo, vượt qua cảm giác buồn ngủ, uể oải. Tuy nhiên, bạn cần lưu không nên uống sau 15 giờ vì có thể sẽ gây mất ngủ về đêm.
Lưu ý: Để tăng hiệu quả cải thiện sự tập trung, giúp tỉnh táo và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, bạn nên chọn cà phê nguyên chất, ít đường, ít sữa, nhằm tránh tăng cân và ảnh hưởng đến đường huyết.
Nên uống cà phê sau bữa sáng
3. Lời khuyên từ bác sĩ
Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ giúp bạn uống cà phê khoa học và an toàn cho sức khỏe:
- Uống với liều lượng hợp lý: Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 ly (tương đương 200 – 400 mg caffeine).
- Không uống cà phê khi bụng đói: Vì có thể làm tăng tiết acid dạ dày và gây khó chịu như cồn cào, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Tốt nhất nên uống sau khi ăn sáng ít nhất 30 phút để có thể có thể hấp thụ caffeine ổn định hơn.
- Hạn chế uống cà phê sau 15 giờ chiều: Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể từ 4 – 6 tiếng, hoặc thậm chí lâu hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm. Việc uống cà phê vào chiều muộn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, gây khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Không phải ai cũng có thể sử dụng cà phê: Một số đối tượng được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế uống cà phê, bao gồm: người bị cao huyết áp, tim mạch, rối loạn nhịp tim; người mắc bệnh dạ dày; người bị rối loạn lo âu, mất ngủ mạn tính;…
- Lắng nghe cơ thể và điều chỉnh linh hoạt liều lượng sử dụng: Nếu bạn cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ hoặc lo âu khi uống cà phê, nên điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang loại ít caffeine.
Bạn nên uống cà phê với liều lượng vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp chi tiết câu hỏi “uống cà phê nhiều có ảnh hưởng gì không?”. Câu trả lời là có, nếu dùng vượt quá ngưỡng an toàn và không đúng thời điểm. Dù cà phê mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây hại cho tim mạch, thần kinh, tiêu hoá và giấc ngủ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
