Tin tức

Uống cà phê bị đau bụng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Ngày 01/02/2024
ThomNT
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Uống cà phê bị đau bụng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Cà phê là một loại thức uống quen thuộc, đem lại những lợi ích cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, tình trạng uống cà phê bị đau bụng cũng có thể xảy ra gây nên cảm giác khó chịu cho người thưởng thức. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều nên làm để hạn chế tình trạng này nhé.

1. Nguyên nhân khiến uống cà phê bị đau bụng

Cà phê có thể giúp người uống tăng cường năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi,... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại thức uống này, không ít người gặp phải tình trạng bị đau bụng, mang lại cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới tâm trạng. Việc uống cà phê bị đau bụng có thể là bởi một số nguyên nhân như sau:

Do một số thành phần chứa trong cà phê

Tình trạng đau bụng sau khi uống cà phê có thể xảy ra bởi nguyên nhân do các thành phần như caffeine, axit có chứa trong loại thức uống này.

Cụ thể, caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, kích thích tiết axit dạ dày, khiến dạ dày phải chịu đựng cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, trong cà phê cũng chứa những hợp chất axit làm tăng sản xuất axit dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, gây tình trạng đau bụng.

Uống cà phê bị đau bụng có thể là do các thành phần như caffeine, axit có chứa trong cà phê

Do những chất phụ gia được thêm vào khi pha chế cà phê

Đường, sữa, kem,... là những chất phụ gia thường được thêm vào khi pha chế cà phê và đây cũng có thể là nguyên do khiến người dùng bị đau bụng. Chẳng hạn như một số trường hợp không thể dung nạp lactose có trong sữa thì khi tiêu thụ cà phê sữa có thể bị co thắt dạ dày, đau bụng, tiêu chảy.

Do nguyên nhân khác

Đi kèm với đó, thói quen uống cà phê khi đói bụng cũng có thể khiến dạ dày của bạn cảm giác khó chịu, gây tình trạng đau bụng, buồn nôn.

Ngoài ra, sử dụng cà phê với chất lượng không tốt, nguồn gốc không rõ ràng, cà phê để lâu chứa nấm mốc hoặc các chất gây hại đối với sức khỏe, dẫn đến đau bụng.

2. Cần lưu ý gì khi uống cà phê?

Bạn đã biết được một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng uống cà phê bị đau bụng. Để không gặp phải tình trạng tương tự bạn có thể lưu ý một số điều sau khi thưởng thức loại đồ uống này:

Không nên uống cà phê khi đói bụng

Để giúp giảm tình trạng đau bụng, khó chịu sau khi uống cà phê, bạn không nên uống loại thức uống này khi dạ dày rỗng.

Cà phê không nên sử dụng khi đói bụng để tránh bị đau bụng, cảm giác khó chịu

Thay đổi chất phụ gia khi pha chế cà phê

Khi pha chế cà phê, bạn cũng có thể thay đổi các chất phụ gia được thêm vào để cải thiện tình trạng đau bụng sau khi tiêu thụ loại thức uống này. Chẳng hạn như có thể sử dụng sữa sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,... thay thế sữa chứa đường lactose hoặc cũng có thể uống cà phê không sữa.

Không uống quá nhiều cà phê

Tiêu thụ cà phê với lượng quá nhiều có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ,... Vì vậy, lời khuyên là nên sử dụng loại đồ uống này với một lượng vừa đủ, tránh trường hợp lạm dụng.

Không nên lạm dụng cà phê, uống cà phê với lượng quá nhiều

Lựa chọn loại cà phê có chất lượng đảm bảo

Việc đau bụng sau khi uống cà phê cũng có thể do sử dụng sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc, đã bị nấm mốc hoặc có chứa các chất độc hại. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên lựa chọn sử dụng loại cà phê với chất lượng đảm bảo, tươi mới, sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng.

Lưu ý về một số đối tượng không nên uống cà phê

Người gặp vấn đề về tiêu hóa (như bị trào ngược dạ dày - thực quản, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày,...) thì không nên uống cà phê. Đi kèm với đó, việc tránh và hạn chế tiêu thụ loại đồ uống chứa cafein cũng là điều nên lưu ý ở trẻ em dưới 12 tuổi hay các trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp tim.

Người bị tiêu chảy không nên uống cà phê

Sử dụng các thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng cho đường ruột

Đây cũng là điều bạn có thể làm để góp phần trong việc giúp khắc phục tình trạng đau bụng xảy ra sau khi uống cà phê. Trong đó, trái cây, rau xanh, ngũ cốc,... là các loại thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, những sản phẩm có chứa nhiều probiotic như sữa chua cũng có thể giúp nâng cao sức đề kháng của đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá.

Không chỉ vậy, bạn cũng đừng quên duy trì thói quen uống nhiều nước để cơ thể được bổ sung, giữ cân bằng nước.

Hy vọng các thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn vì sao uống cà phê bị đau bụng. Sau khi sử dụng loại thức uống này và cảm thấy khó chịu, bị đau bụng, không thoải mái, bạn có thể tham khảo áp dụng một số cách hạn chế tình trạng như đã nêu trong bài viết. Trường hợp vẫn bị đau bụng khi uống cà phê thì bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo lựa chọn một loại thức uống khác để thay thế.

Trong trường hợp cần thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng đau bụng hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Tiêu hóa tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đội ngũ Chuyên gia, bác sĩ với trình độ chuyên môn cao kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tại đây sẽ mang đến sự yên tâm cho quý khách hàng trong việc thăm khám, chẩn đoán, điều trị hiệu quả vấn đề về tiêu hóa.

Để được đặt lịch khám sớm cũng như giải đáp các băn khoăn liên quan, mời quý khách hàng liên hệ đến đường dây nóng của Hệ thống Y tế MEDLATEC: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên luôn có mặt 24/7 và sẽ nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn cụ thể cho quý khách hàng có nhu cầu.

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ