Tin tức

Uống cà phê có giảm cân không? Cách uống cà phê để tối ưu hiệu quả giảm cân

Ngày 17/02/2025
Tham vấn y khoa: BS.Nguyễn Thị Nhung
Uống cà phê có giảm cân không? Đây là thắc mắc của không ít người, nhất là trong bối cảnh nhiều phương pháp giảm cân được giới thiệu rộng rãi. Thực tế, việc sử dụng cà phê đúng cách có thể góp phần hỗ trợ giảm cân nhờ khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hiệu quả đốt cháy mỡ thừa và hạn chế cảm giác thèm ăn.

1. Phương pháp giảm cân bằng cà phê bắt nguồn từ đâu?

Phương pháp giảm cân bằng cà phê xuất phát từ cuốn sách The Coffee Lover’s Diet của Tiến sĩ Bob Arnot, trong đó nhấn mạnh việc uống cà phê nhiều lần trong ngày có thể tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và làm giảm cảm giác thèm ăn. Khái niệm chính của chế độ này là tiêu thụ ít nhất ba cốc cà phê rang nhạt mỗi ngày, bởi loại cà phê này chứa nhiều polyphenol - chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Cũng theo tác giả cuốn sách, thói quen uống cà phê này không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn kéo dài tuổi thọ, lấy ví dụ từ người dân Ikaria - nơi nổi tiếng có nhiều người sống thọ và uống cà phê như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Uống cà phê có giảm cân không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng loại đồ uống này

Uống cà phê có giảm cân không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng loại đồ uống này

2. Uống cà phê có giảm cân không?

Cà phê hoàn toàn có khả năng giúp bạn kiểm soát cân nặng. Cơ chế giảm cân của cà phê chủ yếu dựa trên hoạt động của caffeine – thành phần chính có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương và tăng cường quá trình trao đổi chất. Dưới đây là những tác động của cà phê đến quá trình giảm cân:

2.1. Tăng cường trao đổi chất:


Caffeine kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tăng cường tỷ lệ đốt cháy năng lượng ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, từ đó thúc đẩy quá trình đốt mỡ hiệu quả hơn.

2.2. Kích thích phân giải chất béo


Caffeine có khả năng kích thích tiết hormone adrenaline – chất giúp phân giải mỡ lưu trữ và đưa vào máu dưới dạng axit béo tự do, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai kết hợp uống cà phê cùng chế độ tập luyện thể thao.

2.3. Giảm cảm giác thèm ăn


Caffeine có khả năng tác động đến các hormone kiểm soát cơn đói, giúp tạo cảm giác no trong thời gian ngắn. Đặc biệt khi uống cà phê đen không đường, bạn có thể giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế tiêu thụ calo trong các bữa ăn.

2.4. Cải thiện hiệu suất tập luyện

Uống cà phê trước khi tập thể dục giúp tăng cường sự tỉnh táo và hiệu suất tập luyện, từ đó gia tăng lượng calo đốt cháy trong quá trình vận động. Điều này đặc biệt có lợi cho những người duy trì thói quen tập luyện hàng ngày nhằm quản lý cân nặng hiệu quả.

Uống cà phê giúp tăng cường khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể

Uống cà phê giúp tăng cường khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể

2.5. Mang lại những lợi ích khác cho cơ thể

Cà phê không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:

  • Tăng cường sự tỉnh táo: Caffeine giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng sự tỉnh táo, giúp trí não tập trung và cải thiện hiệu suất làm việc.
  • Bổ sung chất chống oxy hóa: Cà phê là nguồn cung cấp polyphenol và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

3. Nhược điểm khi giảm cân bằng cà phê

Dù có những lợi ích nhất định, việc giảm cân bằng cà phê cũng đi kèm một số tác hại mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện như:

3.1. Tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể gây căng thẳng, lo lắng và mất ngủ

Những người nhạy cảm với caffeine có thể gặp vấn đề với giấc ngủ và sự căng thẳng nếu sử dụng quá nhiều cà phê như trở nên lo lắng, căng thẳng, khó vào giấc ngủ. Điều này có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

4.2. Nguy cơ lệ thuộc

Lạm dụng cà phê có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào caffeine, gây khó chịu và căng thẳng nếu không được uống đủ lượng. Thậm chí, cơ thể có thể dần thích nghi và giảm hiệu quả ban đầu, đòi hỏi phải tăng liều lượng.

4.3. Nguy cơ gia tăng một số bệnh lý

Caffeine có thể gây kích thích dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét hoặc trào ngược nếu tiêu thụ quá mức. Ngoài ra tiêu thụ loại đồ uống này còn làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, vì thế người mắc bệnh lý tim mạch cần hạn chế và hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây ra một số tác hại với sức khỏe

Uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây ra một số tác hại với sức khỏe

4. Cách sử dụng cà phê để tối ưu hiệu quả giảm cân

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cà phê trong giảm cân, bạn nên chú ý các yếu tố sau:

  • Tránh thêm đường và sữa béo: Việc làm này giúp hạn chế tiêu thụ lượng calo không cần thiết.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện: Sử dụng cà phê như một phương pháp hỗ trợ và không nên phụ thuộc hoàn toàn vào loại đồ uống này để giảm cân.
  • Duy trì thói quen điều độ: Tiêu thụ vừa phải và phù hợp với thể trạng để tối ưu hóa lợi ích và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Như vậy, uống cà phê có giúp giảm cân hay không tùy thuộc vào cách bạn sử dụng loại đồ uống này. Giảm cân bằng cà phê có thể mang lại những lợi ích đáng kể nếu áp dụng đúng cách, kết hợp cùng chế độ sống lành mạnh và dinh dưỡng cân đối. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, cần hiểu rõ cơ chế và tiềm ẩn rủi ro của phương pháp này.

Nếu bạn cần được tư vấn chuyên sâu và xây dựng một kế hoạch giảm cân phù hợp với thể trạng, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tại Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được hỗ trợ toàn diện và khoa học.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ