Tin tức
Vắc xin cúm của nước nào tốt nhất? Nên ưu tiên tiêm loại nào?
- 21/01/2025 | Bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không và những lưu ý sức khỏe trước tiêm phòng
- 05/02/2025 | Tiêm phòng cúm cho trẻ có cần thiết không? Lịch tiêm chi tiết như thế nào?
- 31/03/2024 | Từng mắc cúm A có bị lại không? Phòng bệnh như thế nào?
- 06/02/2025 | Cúm mùa: Gia tăng bệnh nhân diễn biến nặng, chuyên gia khuyến cáo người dân cần cảnh giác vớ...
1. Ý nghĩa của việc tiêm vắc xin cúm hằng năm
Bệnh cúm là một trong những bệnh về đường hô hấp rất thường gặp. Trong đó, cúm A, cúm B và cúm C là những loại cúm phổ biến nhất. Virus cúm có thể dễ dàng lây lan và có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy đa tạng, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng người bệnh. Khi nhiễm virus cúm, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, ho nhiều, hắt hơi liên tục, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,...
Vắc xin cúm chứa kháng nguyên của virus cúm có tác dụng bảo vệ người được tiêm phòng tránh nguy cơ mắc cúm cũng như nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng dễ gặp phải khi nhiễm virus cúm
Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm là điều vô cùng cần thiết bởi những lý do chính như sau:
- Lượng kháng thể giảm dần: Thông thường, lượng kháng thể trong cơ thể người được tiêm sẽ đạt mức tối đa sau khi tiêm phòng khoảng 1 đến 2 tháng. Sau đó, lượng kháng thể sẽ giảm dần, phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vắc xin cũng giảm dần. Chính vì thế, người bệnh cần tiêm phòng hằng năm để liên tục bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa cúm hiệu quả hơn.
- Virus cúm luôn biến đổi: Hiện nay, có 3 loại virus cúm phổ biến là A,B và C. Mỗi chủng virus này lại bao gồm nhiều nhóm kháng nguyên và chúng có thể gây ra những đột biến nhỏ, hình thành nên rất nhiều phân nhóm virus nhỏ. Do đó, cấu trúc kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi. Do đó, để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, mỗi năm, các loại vắc xin sẽ được các chuyên gia xem xét và điều chỉnh.
2. Các loại vắc xin phòng cúm phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta có 4 loại vắc xin cúm phổ biến, đó là:
2.1. Vaxigrip Tetra
Đây là một loại vắc xin do Tập đoàn Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Từ năm 2016, vắc xin cúm Vaxigrip Tetra đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới đưa vào sử dụng.
Tác dụng của loại vắc xin này là kích thích hệ miễn dịch phát triển kháng thể để có thể phòng chống lại 4 chủng virus cúm phổ biến là H1N1, HH3N2 (là 2 chủng của virus cúm A) và Yamagata, Victoria (là 2 chủng virus cúm B).
Vaxigrip Tetra có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, phù hợp với người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Để đảm bảo hiệu quả phòng cúm tốt nhất, nên tiêm nhắc lại hằng năm và mũi sau không nhất thiết phải cách mũi trước tối thiểu 12 tháng.
2.2. Influvac Tetra
Loại vắc xin này do Tập đoàn Abbott- một trong những hãng vắc xin hàng đầu tại Hà Lan sản xuất. Vắc xin cúm Influvac Tetra có tác dụng phòng ngừa 4 chủng virus cúm phổ biến là H1N1, H3N2, Yamagata và Victoria. Trẻ em từ 6 tháng trở lên và người lớn có thể tiêm phòng loại vắc xin này.
- Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm vắc xin cúm, phác đồ tiêm như sau:
+ Mũi 1: Chính là mũi tiêm đầu tiên.
+ Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần. Sau đó, cần tiêm nhắc lại hằng năm.
- Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất, sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm.
2.3. GC Flu
Vắc xin GC Flu do Tập đoàn Green Cross của Hàn Quốc nghiên cứu và sản xuất. Loại vắc xin này cũng có tác dụng phòng ngừa 4 chủng cúm phổ biến là 2 chủng virus cúm A (gồm H1N1, H3N2) và 2 chủng virus cúm B (gồm Yamagata, Victoria).
Có nhiều loại vắc xin phòng ngừa virus cúm
GC Flu được chỉ định tiêm bắp và phác đồ tiêm giống như vắc xin Influvac và Vaxigrip Tetra.
2.4. Ivacflu-S
Ivacflu-S do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế IVAC của Việt Nam sản xuất. Loại vắc xin này có dạng mảnh, bất hoạt bằng formalin, đồng thời không chứa chất bảo quản. Vắc xin cúm Ivacflu-S có thể giúp người tiêm dự phòng 3 chủng cúm phổ biến là khả năng dự phòng được 3 chủng cúm là H3N2, H1N1 (thuộc virus cúm A) và và chủng Victoria hoặc Yamagata (thuộc virus cúm B).
Ivacflu-S được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao, đồng thời được điều chỉnh định kỳ để có thể phòng ngừa hiệu quả ngay cả khi xuất hiện những biến thể mới của virus cúm.
Vắc xin Ivacflu–S 0,5ml được chỉ định tiêm bắp và phù hợp với những đối tượng từ 18 tuổi đến người dưới 60 tuổi. Nên thực hiện tiêm nhắc lại mỗi năm để có được hiệu quả phòng bệnh tối đa.
3. Vắc xin cúm của nước nào tốt nhất? Bạn nên tiêm loại nào?
Một thắc mắc chung của rất nhiều người đang có ý định tiêm phòng cúm là “ vắc xin cúm của nước nào tốt nhất, nên tiêm loại nào”. Tuy nhiên, không có loại vắc xin phòng cúm nào được đánh giá là tốt nhất hay được ưu tiên sử dụng hơn các loại vắc xin khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tất cả những loại vắc xin phòng ngừa virus cúm đều được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt, phải trải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm trước khi được cấp phép lưu hành. Thậm chí dù đã được kiểm duyệt, những loại vắc xin này vẫn cần được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ để có thể đánh giá chính xác hơn về độ an toàn và hiệu quả khi đưa vào sử dụng.
Do đó, bạn không cần phải phân vân về vấn đề vắc xin cúm của nước nào tốt nhất hay nên tiêm loại vắc xin nào. Thay vào đó, bạn hãy lưu ý về vấn đề tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng cúm và thực hiện tiêm nhắc lại hàng năm để nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh cúm, hạn chế nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tiêm phòng cúm và nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác.
Bạn nên tiêm phòng tại những trung tâm tiêm chủng uy tín
Để được hướng dẫn cách đặt lịch tiêm chủng hoặc cần tư vấn thêm về các loại vắc xin, các vấn đề sức khỏe, quý khách hàng có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)