Tin tức

Bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không và những lưu ý sức khỏe trước tiêm phòng

Ngày 22/01/2025
Tham vấn y khoa: BS.Nguyễn Thị Nhung
Tiêm vắc xin phòng bệnh giúp trẻ được bảo vệ trước nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, khi bé đang có các biểu hiện sức khỏe bất thường trong đó có sổ mũi, nhiều bậc cha mẹ sẽ thắc mắc rằng liệu bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không. Cha mẹ có thể tìm hiểu về vấn đề này trong chia sẻ sau đây để đảm bảo an toàn cho con.

1. Vai trò của tiêm phòng đối với trẻ nhỏ

Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài trước nhiều bệnh lý như viêm gan B, sởi, ho gà, cúm,... Khi được tiêm vắc xin phòng bệnh, cơ thể trẻ sẽ tạo ra miễn dịch để chống lại các loại tác nhân gây bệnh. 

Tuy nhiên, khi trẻ bị sổ mũi hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng.

Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

2. Bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không, cần lưu ý gì?

2.1. Hiện tượng sổ mũi ở trẻ

Sổ mũi là tình trạng mũi bị chảy nhiều dịch, nhất là trong mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết. Nếu tình trạng sổ mũi kéo dài, trẻ rất dễ bị khó thở, giảm khả năng ăn uống, bú mẹ. Đặc biệt, khi không xác định đúng nguyên nhân để điều trị sổ mũi, trẻ có thể nhiễm các tác nhân gây bệnh viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang,...

Hiện tượng sổ mũi ở trẻ thường gây nên bởi các yếu tố:

- Dị ứng: Phấn hoa, lông thú, bụi bẩn hay thay đổi thời tiết.

- Tác nhân môi trường: Khói thuốc, mùi hóa chất.

2.2. Trẻ bị sổ mũi có được tiêm phòng không, khi nào cần trì hoãn?

Tùy vào nguyên nhân mà mức độ sổ mũi ở mỗi trẻ có tính chất nhẹ hoặc nghiêm trọng khác nhau. Bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không phụ thuộc nhiều vào yếu tố này:

- Trường hợp bé bị sổ mũi nhẹ, không kèm theo sốt hay các dấu hiệu bất thường khác thì vẫn có thể tiêm phòng, bởi:

+ Hệ miễn dịch vẫn hoạt động đủ tốt để đáp ứng với vắc xin và không gây vấn đề bất thường sức khỏe cho bé.

+ Sổ mũi không gây trở ngại cho hiệu quả của vắc xin.

- Trong các trường hợp sau, bé cần được trì hoãn tiêm vắc xin phòng bệnh cho đến khi sức khỏe trở về trạng thái bình thường:

+ Sốt cao trên 38.5 độ C.

+ Bé bị ho nặng, khó thở hoặc thở khò khè.

+ Mệt mỏi, ăn kém, bú kém.

+ Bé đang trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính như viêm tai giữa, viêm phổi.

Trước khi tiêm phòng bé cần có sức khỏe ổn định vì tiêm vắc xin khi sức khỏe yếu rất dễ làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc dẫn đến phản ứng không mong muốn.

Thông thường, tại các cơ sở tiêm chủng uy tín, trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bé để đảm bảo sức khỏe bé đủ điều kiện an toàn cho việc tiêm phòng. Lúc này, cha mẹ có thể trao đổi về tình trạng hiện tại của con mình để biết bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không.

Nguyên nhân gây sổ mũi và các biểu hiện đi kèm ảnh hưởng đến khả năng tiêm vắc xin của trẻ

Nguyên nhân gây sổ mũi và các biểu hiện đi kèm ảnh hưởng đến khả năng tiêm vắc xin của trẻ

3. Những vấn đề sức khỏe của trẻ cần lưu ý trước khi tiêm phòng

Để quá trình tiêm phòng đạt hiệu quả và tránh tối đa nguy cơ rủi ro, trước khi cho con chích ngừa, cha mẹ hãy lưu ý một số vấn đề:

3.1. Không nên tiêm phòng khi trẻ sốt

Sốt thường là kết quả của nhiễm trùng. Khi bé bị sốt tức là hệ miễn dịch đang phải tăng hoạt động để chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Tiêm phòng trong khi bé đang sốt có thể khiến cơ thể bé phải xử lý cùng lúc cả bệnh và phản ứng của vắc xin nên bé rất dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

3.2. Xem xét các dấu hiệu nhiễm trùng

Trẻ bị nhiễm trùng thường có các dấu hiệu như ho, sổ mũi kéo dài, tiêu chảy, nôn,... Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào như đã đề cập thì không nên tiêm phòng vì vắc xin có thể làm tăng nguy cơ phát triển các phản ứng phụ, gây hại cho bé.

3.3. Trẻ có tiền sử dị ứng

Trước khi tiêm phòng, cha mẹ cần xem xét tiền sử dị ứng của bé. Nếu bé từng bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc có phản ứng mạnh với loại thuốc, thức ăn hay vắc xin nào trước đó thì nên thông báo với bác sĩ. Trường hợp này bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh kế hoạch tiêm phòng cho bé.

3.4. Đánh giá tổng quát

Nếu cơ thể bé có biểu hiện mệt mỏi, bé mới khỏi bệnh hoặc đang bị bệnh lý cấp tính, tiêm phòng thường không phải là lựa chọn tốt. Đối với trường hợp này, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của bé sau đó mới đưa ra quyết định về thời điểm thích hợp cho việc tiêm phòng.

Thăm khám sức khỏe trước tiêm giúp cha mẹ biết bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không

Thăm khám sức khỏe trước tiêm giúp cha mẹ biết bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không

4. Chăm sóc bé đúng cách sau khi tiêm phòng

Sau khi đã trả lời được câu hỏi bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không và trẻ đã được tiêm phòng, cha mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau tiêm chủng như:

- Theo dõi thân nhiệt của bé để phát hiện các biểu hiện bất thường. Nếu trẻ sốt nhẹ thì đây thường là phản ứng của cơ thể khi tiêm vắc xin, không đáng lo ngại. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn.

- Không chườm hay đắp bất cứ vật gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng.

- Cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng khả năng phục hồi sức khỏe.

Mặc dù tiêm phòng rất cần thiết để bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm, nhưng khi bé bị sổ mũi, cha mẹ cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không. Tiêm vắc xin khi bé có triệu chứng bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không tốt cho bé nên cha mẹ hãy thận trọng để việc tiêm phòng đạt được mục đích như mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nếu phát hiện trẻ có bất cứ dấu hiệu sức khỏe bất thường nào, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cho con cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ