Tin tức

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đối với bệnh lý về sỏi hệ tiết niệu

Ngày 19/07/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Y học hiện đại đã nhiều phương pháp nhằm phát hiện và chẩn đoán sớm sỏi thận, sỏi niệu quản cũng như một số vị trí hình thành sỏi khác trong hệ tiết niệu. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu nhược điểm nhất định và hỗ trợ bác sĩ để đưa ra kết luận chính xác. Trong đó, chụp CT là phương pháp tối ưu để phát hiện sỏi hệ tiết niệu.

Qua bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp độc giả tìm hiểu về vai trò của chụp CT trong chẩn đoán các bệnh sỏi hệ tiết niệu.

1. Triệu chứng khi bị sỏi thận và sỏi niệu quản

Khi bệnh nhân có các biểu hiện dưới đây, hầu hết bác sĩ sẽ nghi ngờ đến bệnh lý hệ tiết niệu và cho chỉ định chụp CT để kiểm tra: 

Đau buốt, khó chịu ở thắt lưng và hai bên hông

Cảm giác đau được chia làm 2 cấp độ khác nhau:

  • Đau cấp tính là trường hợp cơn đau quặn, dữ dội và xuất hiện một cách đột ngột tại vị trí thắt lưng. Cơn đau diễn ra theo từng cơn, càng để lâu thì cơn đau càng nhiều, sau đó có thể lan sang các vùng khác như mạn sườn, vùng bẹn háng, bắp đùi, bụng dưới,... Thường thì cơn đau xuất hiện sau khi vận động hoặc lao động mạnh.

  • Đau mạn tính là trường hợp cơn đau âm ỉ, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, nặng nề, tức, khó chịu ở vùng thắt lưng. Người bệnh có thể đau một bên hông hoặc đau cả hai, cảm giác đau tăng mỗi khi vận động.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-luu-y-quan-trong-nguoi-mac-soi-than-can-biet-s195-n17958'  title ='sỏi thận'>sỏi thận</a> sẽ gây ra những cơn đau quặn vùng thắt lưng

Sỏi thận sẽ gây ra những cơn đau quặn vùng thắt lưng

Sinh lý tiểu tiện thay đổi, tiểu buốt, nóng rát

Khi có sự cọ xát giữa những viên sỏi với niêm mạc của niệu quản, người bệnh sẽ có cảm giác đau, khó chịu như kim châm mỗi khi đi tiểu. sỏi niệu quản còn khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, són tiểu, tiểu rắt, nóng rát.

Nước tiểu có máu hoặc mủ 

Sự thay đổi về màu sắc nước tiểu như nước tiểu đục, thấy có lợn cợn máu hoặc mủ, đái máu toàn bãi sau khi vận động,... là biểu hiện rõ ràng và phổ biến của sỏi thận, sỏi niệu quản. Trường hợp thận ứ mủ, màu nước tiểu sẽ đục toàn bãi và kèm theo biểu hiện sốt cao. 

Một số biểu hiện khác

Ngoài các triệu chứng thường gặp như trên thì người bệnh còn có một số biểu hiện như: đái ra sỏi, sạn, sốt, ớn lạnh, rét run, cảm giác buồn nôn và nôn ói khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, đau đầu, huyết áp tăng,...

2. Các biến chứng có thể xảy ra nếu bị sỏi niệu quản và sỏi thận 

Với sự tiến bộ của y học thì khi phát hiện sớm sỏi thận, niệu quản và tùy vào mức độ của bệnh nhân mà có sự can thiệp sau cho phù hợp, ngăn các tiến triển xấu của bệnh. Trường hợp người bị sỏi nếu không được phát hiện sớm hay không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau: 

Cản trở quá trình bài tiết nước tiểu

Sỏi nằm ở niệu quản sẽ là chướng ngại vật gây cản trở quá trình lưu thông nước tiểu giữa thận và bàng quang. Phần nước tiểu phía trên sẽ bị ứ đọng lại làm giãn đài bể thận hay thận ứ nước gây chèn ép các nhu mô thận. Cuối cùng gây ra tình trạng suy giảm các chức năng bình thường và dẫn đến suy thận.

Sỏi hình thành sẽ gây cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu

Sỏi hình thành sẽ gây cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu

Nhiễm khuẩn 

Hệ tiết niệu là nơi tiếp xúc với tất cả các chất cặn bã dư thừa trong cơ thể đang cần tống ra bên ngoài qua nước tiểu. Khi sỏi hình thành, việc sỏi di chuyển hoặc có sự cọ xát nên rất dễ gây tổn thương niêm mạc niệu quản và các cơ quan khác. Vì vậy mà người bị sỏi rất dễ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu.    

Trường hợp nhiễm khuẩn kết hợp với thận ứ nước có thể dẫn đến sinh mủ trong thận, nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết. Viêm thận bể thận lâu ngày hay mạn tính có thể gây xơ teo thận, huyết áp tăng.

Suy thận 

Đây có thể coi là biến chứng nặng nhất đối với người bị sỏi thận, niệu quản. thường gặp nhiều trong trường hợp sỏi hình thành hai bên hệ tiết niệu hoặc 1 bên quả thận.

3. Tác dụng của chụp CT Scanner trong chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu

Chụp CT hệ tiết niệu là phương pháp xét nghiệm hình ảnh dựa trên tia X để đánh giá và khảo sát các cơ quan bao gồm thận, bàng quang và hệ thống ống dẫn nước tiểu. Tia X quét qua các cơ quan và cho ra nhiều hình ảnh cắt ngang của bộ phận đó một cách chân thực và rõ ràng bao gồm cả xương, mô mềm và mạch máu.

CT Scanner là phương pháp phát hiện sỏi thận, sỏi niệu quản cho kết quả chính xác

CT Scanner là phương pháp phát hiện sỏi thận, sỏi niệu quản cho kết quả chính xác

Hiện nay, chụp CT được xem là phương pháp chẩn đoán và phát hiện vị trí hình thành sỏi, thấy rõ đường tiết niệu và đánh giá các tổn thương, mức độ hoạt động hay phát hiện bất kỳ các dấu hiệu không bình thường nào.

Ngoài ra chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu còn cho phép đánh giá được sự tắc nghẽn ống dẫn tại các vị trí sỏi hình thành, tình trạng và mức độ ứ nước ở thận, niệu quản, thăm dò các mạch máu thận cũng như phát hiện ra các bất thường của mạch, hẹp mạch, cục máu đông, huyết khối, phình mạch,...

Hiện nay, chụp CT hệ tiết niệu sẽ thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau: 

  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ thông qua các triệu chứng như: đau thắt vùng hông, lưng, mạn sườn, đi tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu ra máu, mệt mỏi, buồn nôn, sốt,...

  • Thăm dò các bệnh lý liên quan đến sỏi được hình thành như các trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. 

  • Kiểm tra khối u, u nang, hay tình trạng ung thư. 

  • Các biểu hiện bệnh lý liên quan đến túi tinh và tuyến tiền liệt.

  • Quan sát và đánh giá mức độ nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhiễm trùng bể thận, bàng quang, viêm thận,...

  • Phát hiện ra các cấu trúc không bình thường của hệ tiết niệu hoặc các cơ quan xung quanh.

Kỹ thuật CT Scanner thường rất ít khi để lại các biến chứng, tuy nhiên trong một số trường hợp dù không đánh kể nhưng vẫn có một số tác dụng phụ, nhất là với các bệnh nhân có sử dụng thuốc cản quang, bao gồm: 

  • Cảm giác người nóng ran, đỏ ứng, nổi mẩn ngứa.

  • Buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy.

  • Nổi mề đay.

  • Ửng đỏ và đau xung quanh vị trí tiêm thuốc.

Do đó để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn, trước khi chụp CT niệu quản, CT thận bạn nên nói với bác sĩ các vấn đề như: 

  • Đang mang thai, cho con bú. 

  • Dị ứng với thuốc cản quang. 

  • Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chụp hoặc phản ứng với thuốc cản quang.

  • Mắc các bệnh như tim mạch, hen suyễn,...

4. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu tại MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cùng với đội ngũ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, MEDLATEC đã tạo được lòng tin vững chắc trong lòng người dân khi lựa chọn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. 

Công nghệ chụp CT 128 dãy tại MEDLATEC sẽ trả kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh hệ tiết niệu

Công nghệ chụp CT 128 dãy tại MEDLATEC sẽ trả kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh hệ tiết niệu

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên lựa chọn đâu để kiểm tra sức khỏe, các bệnh lý về hệ tiết niệu hay đơn giản là thực hiện kỹ thuật chụp CT thì còn ngần ngại gì mà không liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900 565656. Với công nghệ chụp CT 128 dãy tại bệnh viện sẽ giúp bạn có được kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Sức khỏe của bạn là niềm hạnh phúc của bệnh viện chúng tôi.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.