Tin tức
Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc sỏi niệu quản?
- 05/10/2020 | Những dấu hiệu sỏi bàng quang nhất định không được bỏ qua
- 09/09/2020 | Tư vấn dinh dưỡng: Người bị sỏi túi mật nên ăn gì để cải thiện tình trạng?
- 23/03/2020 | Vai trò của siêu âm sỏi niệu quản trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu
1. Sỏi niệu quản là gì? Có những loại sỏi niệu quản nào?
Phần lớn những trường hợp mắc Sỏi niệu quản đều là do sỏi thận rơi xuống niệu quản theo dòng nước tiểu và dừng lại ở những vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Những sỏi này thường có kích thước nhỏ.
Sỏi từ thận có thể rơi xuống niệu quản
Những vị trí thường thấy sỏi trong niệu quản là đoạn nối thận vào niệu quản hay có thể là đoạn nối niệu quản vào bàng quang hoặc sỏi cũng có thể nằm ở đoạn niệu quản nằm phía trước của động mạch chậu.
Sỏi được chia làm 2 loại:
Sỏi nguyên phát: Nguyên nhân là do sự rối loạn sinh hóa trong cơ thể hình thành nên.
Sỏi thứ phát: Hình thành do hệ bài tiết bị tắc nghẽn gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu lâu ngày.
2. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi niệu quản
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh:
Khi sỏi di chuyển trong vùng niệu quản, cọ xát vào niêm mạc sẽ gây phản ứng co thắt niệu quản và dẫn tới những cơn đau thắt đột ngột.
Bệnh nhân có cảm giác đau lưng, đau vùng chậu hoặc đau bụng
Bệnh nhân có thể bị tiểu rắt hoặc cảm thấy đau buốt khi tiểu do sỏi niệu quản ở vùng chậu (sát với bàng quang) khiến niêm mạc bàng quang bị kích thích gây đau buốt. Ở những trường hợp bệnh nhân là nam giới, có thể bị đau vùng kín không chỉ khi đi tiểu mà còn đau khi phóng tinh.
Nước tiểu màu đậm hoặc có lẫn máu.
Nước tiểu đục hoặc có mủ: Những trường hợp này thì rất có thể là đã xảy ra nhiễm trùng, cơ thể có thể kèm theo tình trạng sốt, rét run. Nếu gây ra nhiễm trùng huyết thì bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Tắc nghẽn đường tiểu.
Suy thận mãn tính với các biểu hiện như đầy hơi, ăn không tiêu, nôn mửa, mất ngủ,… do bị sỏi niệu quản lâu ngày không được điều trị.
Đau mỏi lưng, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc lao động nặng.
Bệnh nhân đau dưới sườn nhưng không co cứng thành bụng. Trường hợp này có thể là triệu chứng của tình trạng sỏi niệu quản đoạn trên.
Bệnh nhân có sỏi thường gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên, những dấu hiệu này lại có thể nhầm lẫn với những bệnh về đường tiết niệu khác như sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc những bệnh như viêm túi mật, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… Chính vì thế, để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất thì bạn nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia y tế hỗ trợ.
3. Phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những phương pháp sau:
Tổng phân tích nước tiểu. Nếu đường tiết niệu bị nhiễm trùng sẽ có thể gây albumin trong nước tiểu.
Chụp X-quang hệ niệu thông thường để có thể xác định rõ được vị trí cũng như kích thước và hình dạng của loại sỏi, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện sỏi và tình trạng thận có bị ứ nước hay không. Những sỏi kém cản quang có thể nhận thấy rõ bằng phương pháp siêu âm. Tuy nhiên, lưu ý, phương pháp này lại không thể cho thấy được vị trí của sỏi.
Chụp X-quang có cản quang (UIV): Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp sỏi bắt buộc phải điều trị can thiệp bằng phẫu thuật. Bằng cách làm này, bác sĩ sẽ xác định được vị trí của sỏi và mức độ giãn nở của đài bể thận. Đồng thời cho thấy rõ về chức năng của thận. Trong trường hợp thận ứ nước nhiều, nên chụp X-quang sau khi tiêm thuốc cản quang sau khoảng 2 đến 8 tiếng. Nếu thận vẫn không thể bài tiết thì có nhiều khả năng thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phương pháp UIV còn phản ánh về độ giãn nở của niệu quản phía trên sỏi.
Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR): Phương pháp này chỉ được áp dụng khi những phương pháp trên không kết luận được người bị bệnh có mắc sỏi niệu quản hay không. Tuy nhiên, đây là thủ thuật có tính xâm hại và có thể khiến người bệnh gặp rủi ro là đưa vi khuẩn từ niệu đạo lên đường tiểu trên. Hiện nay, kỹ thuật này đã được thay thế bằng chụp CT để đánh giá được sỏi, đánh giá mức độ tắc nghẽn cũng như đánh giá về chức năng của thận.
4. Phương pháp điều trị sỏi niệu quản
Để điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước sỏi hay các biến chứng kèm theo.
Nếu sỏi đã di chuyển xuống thấp nhưng chưa gây biến chứng, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau kết hợp thuốc giãn cơ trơn, kết hợp thuốc kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân có sỏi to, không di chuyển nhưng đã gây biến chứng có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy sỏi càng nhanh càng tốt.
Nếu có dấu hiệu bệnh nên đi khám sớm để được điều trị bệnh hiệu quả
Sỏi niệu quản là bệnh ít gặp hơn sỏi bàng quang và sỏi thận nhưng lại có nguy cơ cao gây biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn, nếu có dấu hiệu bất thường thì cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh. Những người có tiền sử bệnh sỏi thận thì cũng cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý bệnh, đồng thời có những phương pháp điều trị để hạn chế nguy cơ sỏi bị rơi từ thận xuống niệu quản.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín hàng đầu miền bắc. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại đảm bảo việc chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Tại đây, các chuyên gia đầu ngành thận tiết niệu cũng sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Mọi thắc mắc hoặc đặt lịch khám sớm xin vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!