Tin tức

Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng?

Ngày 30/09/2021
Các loại vắc xin phải đảm bảo hiệu quả và độ an toàn mới được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Phần lớn, người tiêm vắc xin chỉ gặp phải một số phản ứng nhẹ và sẽ cải thiện sau một vài ngày. Dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có những trường hợp phản ứng nghiêm trọng do tiêm vắc xin. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng để kịp thời xử lý bất thường và phòng tránh những hậu quả đáng tiếc. 

1. Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng?

Tiêm vắc xin được hiểu đơn giản là phương pháp đưa những kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể nhằm mục đích kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu để có thể chống lại mầm bệnh, nhưng không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh đó. 

Các loại vắc xin đều được các nhà khoa học đầu tư thời gian nghiên cứu, phát triển và được đưa vào thử nghiệm lâm sàng với những quy định nghiêm ngặt. Khi kết quả thử nghiệm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thì vắc xin mới được cấp phép sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Đồng thời, khi đưa vào sử dụng, hiệu quả và tính an toàn của vắc xin vẫn tiếp tục được giám sát.

Kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng là rất cần thiết

Kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng là rất cần thiết

Thông thường, những phản ứng sau tiêm thường ở mức độ từ nhẹ đến trung bình (rất hiếm trường hợp bị phản ứng nặng) và những phản ứng này sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. 

Nên kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng để phát hiện một số phản ứng sau tiêm có thể gặp phải như: 

- Phản ứng từ nhẹ đến trung bình: Sau khi tiêm, bạn có thể bị ngứa, sưng tấy, đau tại vết tiêm, có thể sốt, mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn, khó chịu,… Tuy nhiên, những phản ứng này sẽ tự khỏi trong một vài ngày. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, không xuất hiện những phản ứng sau tiêm. 

Mệt mỏi sau tiêm vắc xin

Mệt mỏi sau tiêm vắc xin

- Những phản ứng nghiêm trọng: Dù rất hiếm gặp nhưng trên thực tế, một số trường hợp có thể bị tai biến nặng sau tiêm chủng. Cụ thể, sau tiêm, cơ thể gặp phải một số biểu hiện như sốt cao, co giật, người tím tái, khó thở, sốc phản vệ, sốc nhiễm độc,…. Những phản ứng sau tiêm này có thể để lại di chứng nặng nề hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Chính vì thế, việc kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời những bất thường sau tiêm, đảm bảo sức khỏe cho người được tiêm. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường thì bạn không nên chủ quan, mà cần đi khám sớm để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị tích cực. 

2. Những nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm vắc xin

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra phản ứng sau tiêm: 

- Do vắc xin: Hầu hết các loại vắc xin đều có thể gây ra một số phản ứng nhẹ hay còn gọi là tác dụng phụ của vắc xin. Tuy nhiên, sau một vài ngày những phản ứng này sẽ cải thiện. Rất hiếm gặp những trường hợp bị phản ứng nghiêm trọng do vắc xin gây ra. 

- Do có sai sót trong quy trình tiêm chủng: Một số sai sót trong quy trình tiêm chủng có thể gây ra phản ứng sau tiêm là bảo quản vắc xin không đúng cách, kỹ thuật tiêm chưa chính xác, lựa chọn vắc xin không đúng. Để phòng tránh những sai sót này, cần tuân thủ theo đúng quy trình tiêm, thực hiện đúng quy định vận chuyển và bảo quản vắc xin. 

- Do tâm lý lo sợ: Một số trường hợp cảm thấy lo lắng trước khi tiêm vắc xin, vì thể họ có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm. 

- Do mắc bệnh trùng hợp ngẫu nhiên: Những phản ứng xảy ra sau tiêm cũng có thể là do sự trùng hợp với bệnh lý có sẵn của người bệnh. 

3. Một số phương pháp điều trị phản ứng sau tiêm

Kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm biểu hiện bất thường và được áp dụng những phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. 

3.1. Cách điều trị phản ứng sau tiêm từ nhẹ đến trung bình

- Đối với những trường hợp sốt nhẹ (thân nhiệt dưới 38,5 độ C): Nên uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều hơn trong không gian thoáng mát, mặc những bộ đồ rộng rãi, thoải mái. Nếu có tiền sử sốt cao hoặc mắc một số bệnh lý tim mạch thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Nếu sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Đối với những biểu hiện như đỏ và sưng chỗ tiêm: Phần lớn những trường hợp này sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. 

- Nếu có biểu hiện ý thức rối loạn kéo dài, hành vi thay đổi rõ rệt thì rất có thể là biểu hiện của hội chứng màng não cấp tính và cần phải đưa bệnh nhân đi khám kịp thời. 

- Một số trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ dẫn đến bầm tím hay chảy máu thì không cần quá lo lắng. Nếu mức độ bầm tím hoặc chảy máu nghiêm trọng thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được truyền khối tiểu cầu nếu cần thiết. 

3.2. Biện pháp xử lý một số trường hợp tai biến nghiêm trọng sau tiêm

Nếu theo dõi, kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng và thấy xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng dưới đây, cách tốt nhất là hãy đưa bệnh nhân đến những cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc: 

Nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng và đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường

Nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng và đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường

  • Sốc phản vệ với một số biểu hiện như mẩn ngứa, vật vã, co giật, mạch nhanh, huyết áp tụt, đôi khi hôn mê, vệ sinh không tự chủ,….

  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Tình trạng này thường xảy ra khoảng 2 tiếng sau tiêm. Một số biểu hiện có thể gặp phải là thở khò khè, thở ngắt quãng, phát ban, phù nề mặt,…

  • Sốt cao (thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C): Uống đủ nước và đảm bảo dinh dưỡng. Nếu sốt quá cao cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. 

  • Co giật toàn thân có thể kèm theo triệu chứng hoặc không: Những trường hợp này thường được xử lý bằng cách dùng thuốc chống co giật và một số phương pháp điều trị đường hô hấp như thông đường thở, thở oxy,…

  • Nhiễm khuẩn huyết: Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng, nhất là sốc nhiễm trùng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng. Nếu bạn còn vấn đề băn khoăn hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ