Tin tức

Vì sao sa sút trí tuệ? Cách điều trị sa sút trí tuệ như thế nào?

Ngày 26/02/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Trên thế giới, trung bình cứ 3 giây trôi qua thì sẽ có một người mắc chứng sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do các chấn thương tác động lên hoạt động của não bộ, từ đó trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít. Vậy bệnh này có dễ nhận biết không và cách điều trị sa sút trí tuệ như thế nào? 

1. Những thông tin chung về chứng sa sút trí tuệ (Dementia)

Sa sút trí tuệ (Dementia) là tên gọi dùng để mô tả nhóm các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ cùng khả năng xã hội, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những ai mắc phải. Đây không hẳn là một bệnh lý cụ thể vì nó có thể khởi phát từ nhiều căn bệnh khác nhau.

Sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của não bộ

Sa sút trí tuệ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của não bộ

Đa số khi mắc phải tình trạng này đều khiến cho người bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai bị mất trí nhớ đều đồng nghĩa với việc họ bị sa sút trí tuệ. Bên cạnh bệnh Alzheimer - một trong những nguyên nhân chính của chứng mất trí ở người cao tuổi thì sa sút trí tuệ còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Tùy vào diễn biến của các bệnh nhân sẽ có cách điều trị sa sút trí tuệ khác nhau.

2. Nguyên nhân của chứng Dementia

Chứng bệnh này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Khi các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc mất đi làm rối loạn những kết nối của chúng trong khu vực não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não bộ. Từ đó hình thành nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào ảnh hưởng của bệnh sa sút trí tuệ lên mỗi người.

Sự thay đổi kết nối các dây thần kinh là nguyên nhân gây nên chứng sa sút trí tuệ

Sự thay đổi kết nối các dây thần kinh là nguyên nhân gây nên chứng sa sút trí tuệ

Các chuyên gia sẽ dựa theo những đặc điểm riêng biệt và chia thành nhiều nhóm bệnh khác nhau. Từ đó, cách điều trị sa sút trí tuệ cũng thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Một số người có nhiều triệu chứng giống như bệnh sa sút trí tuệ, ví dụ như cơ thể thiếu vitamin hoặc phản ứng phụ do uống thuốc,… cũng có phương pháp chữa trị riêng.

3. Triệu chứng nhận biết chứng sa sút trí tuệ (Dementia)

Bệnh lý này rất dễ nhận biết qua nhiều triệu chứng phổ biến. Hãy quan sát người thân xung quanh mình và đưa họ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám nếu phát hiện một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Mất trí nhớ.

  • Thay đổi về nhận thức.

  • Khó khăn trong giao tiếp và tìm từ.

  • Hay lo âu, phiền muộn.

  • Thường xuyên bị ảo giác, kích động.

Lo âu, phiền muộn, kích động,… là những triệu chứng thường gặp khi bị sa sút trí tuệ

Lo âu, phiền muộn, kích động,… là những triệu chứng thường gặp khi bị sa sút trí tuệ

  • Khó khăn với khả năng phân biệt không gian và thị giác.

  • Nhầm lẫn và mất phương hướng trong các hoạt động thường ngày.

  • Bị thay đổi tính cách và tâm lý.

  • Có dấu hiệu hoang tưởng, có nhiều hành vi không phù hợp.

  • Khó khăn khi giải quyết vấn đề cũng như khi phải suy luận.

  • Chức năng vận động bị rối loạn.

  • Khó khăn khi tổ chức, lập kế hoạch.

  • Gặp vấn đề khi xử lý những công việc phức tạp.

4. Chẩn đoán 

Để đưa ra những phán đoán chính xác về chứng bệnh này, các bác sĩ sẽ phải xem xét thật kỹ những triệu chứng của người bệnh, bên cạnh đó, tiền sử bệnh tật cũng rất quan trọng nên không thể bỏ qua. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

4.1. Đánh giá nhận thức và thần kinh

Trước khi tiến hành điều trị sa sút trí tuệ, bạn sẽ trải qua quá trình đánh giá chức năng nhận thức và tư duy của bản thân từ các bác sĩ. Một số bài kiểm tra ở các kỹ năng như: trí nhớ, tư duy, phán đoán, lý luận, sự chú ý, tập trung và kỹ năng ngôn ngữ.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá thần kinh của bạn qua các bài đánh giá về nhận thức thị giác, ngôn ngữ, cách giải quyết vấn đề, kỹ năng cân bằng, các chuyển động, phản xạ, sự chú ý và nhiều lĩnh vực có liên quan khác.

4.2. Chụp não để chẩn đoán sa sút trí tuệ

Một trong số những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong quá trình điều trị sa sút trí tuệ là MRI và chụp CT. Chúng có khả năng phát hiện ra các dấu hiệu khối u, tràn dịch não hoặc chảy máu não,… Ngoài ra, PET scan cũng có tác dụng tìm mảng protein amyloid và thể hiện mô hình hoạt động của não , từ đó các dấu hiệu bệnh Alzheimer được phát hiện một cách rõ ràng.

Chụp CT để chẩn đoán sa sút trí tuệ

Chụp CT để chẩn đoán sa sút trí tuệ

4.3. Xét nghiệm máu ở phòng thí nghiệm

Các vấn đề về thể chất ảnh hưởng đến não có thể được phát hiện qua việc thực hiện xét nghiệm máu, điển hình như sự suy giảm hoạt động tuyến giáp hoặc thiếu vitamin B12. Đôi khi, tình trạng của dịch não tủy cũng được kiểm tra thường xuyên như viêm, nhiễm trùng hoặc một số bệnh thoái hóa khác.

4.4. Đánh giá tâm thần để chẩn đoán sa sút trí tuệ

Các triệu chứng của bệnh lý này có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn bình thường khi cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe tâm thần là một bước quan trọng khi chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ.

5. Cách điều trị sa sút trí tuệ (Dementia)

Hầu như mọi trường hợp mất trí nhớ đều không thể chữa trị triệt để. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hạn chế các triệu chứng phát bệnh của người thân bằng cách dùng thuốc và những phương pháp như:

  • Trị liệu nghề nghiệp: Đây là cách điều trị sa sút trí tuệ phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Ở phương pháp này, nhà trị liệu chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các hành vi đối phó và tạo cảm giác an toàn cho người bệnh. Mục đích chủ yếu của phương pháp này chính là giúp cho bệnh nhân tránh khỏi nhiều tai nạn như: té ngã, hành vi không kiểm soát,…

Các biện pháp điều trị sa sút trí tuệ thích hợp sẽ giúp khả năng quản lý công việc của bệnh nhân cải thiện hơn trước

Các biện pháp điều trị sa sút trí tuệ thích hợp sẽ giúp khả năng quản lý công việc của bệnh nhân cải thiện hơn trước

  • Điều chỉnh môi trường sinh hoạt: Người nhà bệnh nhân áp dụng cách này để giúp bệnh nhân hoạt động một cách dễ dàng và tập trung hơn.

  • Đơn giản hóa các nhiệm vụ cho người bệnh: Tiến hành chia nhiệm vụ cần thực hiện thành nhiều bước nhỏ và cụ thể để bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể tập trung hoàn thành chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đây cũng là một cách điều trị sa sút trí tuệ rất hiệu quả.

Có thể nói rằng, sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của những ai không may mắn mắc phải. Nó tác động lên cả về mặt nhận thức, tư duy lẫn khả năng kiểm soát hành vi của bản thân bệnh nhân. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như cách điều trị sa sút trí tuệ phù hợp nhất cho bản thân.

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến căn bệnh này, bạn có thể gọi vào số Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp hoặc đến khám Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ ở 99 Trích Sài, Tây Hồ. 

Với trên 26 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao rất đáng để bạn tin tưởng và điều trị sa sút trí tuệ tại đây. Ngoài ra, đây còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và sở hữu chứng chỉ CAP danh giá nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.