Tin tức
Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè? Cách khắc phục như thế nào?
- 09/07/2020 | Trẻ sơ sinh thở khò khè nguyên nhân do đâu và cha mẹ cần lưu ý gì?
- 11/12/2020 | Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
- 20/04/2020 | Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?
1. Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè
Hãy áp tai vào miệng hoặc ngực của bé để cảm nhận rõ hơn. Tiếng thở khò khè giống như một tiếng rít khi không khí đi qua đường hô hấp dưới của trẻ bị cản trở. Một số trường hợp, mẹ dễ bị nhầm với tiếng khụt khịt.
Khi gặp những điều kiện bất lợi trẻ rất dễ bị nghẹt mũi, thở khò khè
Khụt khịt là khi bé gặp phải tình trạng tắc đường hô hấp trên và thường ít nguy hiểm. Mẹ chỉ cần vệ sinh mũi, khơi thông mũi cho trẻ là có thể khắc phục hiện tượng này.
Đối với những trường hợp thở khò khè, rất có thể bé đang gặp phải tình trạng chít hẹp ở đường hô hấp dưới, gồm khí quản, phế quản, hay phế nang và buồng phổi. Mẹ nên cẩn trọng nếu bé thở khò khè.
Trẻ em có nguy cơ gặp phải chứng thở khò khè cao hơn người lớn. Nguyên nhân là vì phế quản của trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc nghẽn, co thắt, phù nề, hay tăng tiết dịch,... trong trường hợp gặp phải các tác nhân truyền nhiễm
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị thở khò khè. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Giữ ấm để tránh tình trạng cảm lạnh, viêm phổi cho trẻ
Do hen suyễn: Khi mắc phải bệnh hen suyễn, trẻ sẽ có dấu hiệu rất điển hình là thở khò khè. Những trẻ này sẽ có niêm mạc đường hô hấp khá nhạy cảm với những kích thích gây viêm hay kích ứng niêm mạc. Chính vì thế, bé hay khó thở và tức ngực. Tình trạng này này của trẻ thường rõ rệt hơn vào ban đêm và trong trường hợp có thêm những yêu tố như khói bụi, khói thuốc lá, hay đơn giản như thời tiết thay đổi.
Do dị ứng: Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở khò khè. Khi cơ thể trẻ bị dị ứng với một chất nào đó trong không khí thì những phản ứng dị ứng sẽ khiến co đường thở và tạo ra một đường dẫn khí hẹp, dẫn đến tình trạng thở khò khè, thở có tiếng rít.
Do bệnh trào ngược thực quản: Khi axit và các dịch dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản thì một lượng ít có thể tràn qua khí quản vào phổi và gây tắc nghẽn, viêm đường hô hấp dưới và gây ra hiện tượng trẻ bị thở khò khè. Để hạn chế tình trạng này mẹ nên cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn trong khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ăn nhiều vào ban đêm.
Do nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể kể đến như viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Đây là những nguyên nhân rất dễ khiến cho bé bị thở khò khè nghiêm trọng. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng ngay khi có biểu hiện nặng cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
Mẹ nên chú ý vệ sinh mũi để đường hô hấp thông thoáng
Do các khối u: Tình trạng trẻ thở khò khè cũng có thể là do tình trạng các khối u xuất hiện ở khí quản, phế quản hay phổi vì khối u khiến đường hô hấp bị hẹp lại và dẫn đến trẻ rất khó khăn khi thở.
Trẻ bị dị vật đường hô hấp: Một số dị vật nhỏ trong đường hô hấp cũng có thể gây ra chứng thở khò khè.
Bệnh tim bẩm sinh: Một số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng hay mắc phải tình trạng khó thở, thở khò khè, da tím tái, nhợt nhạt.
3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?
Rất nhiều bố mẹ nhầm lẫn giữa thở khò khè và thở khụt khịt, dẫn đến chủ quan và không đưa trẻ đến thăm khám kịp thời. Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên theo dõi tiếng thở của con để phát hiện kịp thời những bất thường mà trẻ có thể gặp phải và xác định rõ con có đang bị thở khò khè hay không.
Trong trường hợp, không nghe rõ tiếng thở của con, mẹ hãy vệ sinh mũi cho con thật sạch sẽ và xem tình trạng thở của con có được cải thiện hay không. Nếu không có sự cải thiện sau khi đã vệ sinh mũi thì rất có thể con đã bị thở khò khè.
Đưa trẻ đi khám sớm để biết rõ nguyên nhân
Một số trường hợp trẻ bị thở khò khè là vì bị dị ứng hay do trào ngược thực quản, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có thể được điều trị tại nhà.
Nhiều trường hợp thở khò khè là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Vì thế mẹ cần đưa con đến khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số trường hợp đáng lưu ý:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu có hiện tượng thở khò khè, kèm theo sốt, mệt, trẻ lười ăn thì nên đưa đi khám sớm.
Với những trẻ lớn hơn, nếu bé xuất hiện một số tình trạng nghiêm trọng như da tím, môi nhợt nhạt, cơ thể lạnh và kèm theo tình trạng vã mồ hôi, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Mẹ nên cho bé uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng cũng như một số loại vitamin, điện giải nếu trẻ bị thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp.
Hi vọng những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè nêu trên đã khiến bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và giải tỏa những băn khoăn của các bậc phụ huynh khi con mình có những dấu hiệu bất thường. Mẹ nên sớm đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khoa Nhi tại bệnh viện giỏi chuyên môn và luôn hết mình với người bệnh. Vì thế, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!