Tin tức

Viêm lợi: dấu hiệu nhận biết và cách chữa tại nhà

Ngày 18/04/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi ăn, khi đánh răng hoặc cả khi nói chuyện bình thường kèm theo mùi hôi khó chịu là những triệu chứng của bệnh viêm lợi. Viêm lợi hình thành có thể do cao răng và các mảng bám tồn tại lâu trong miệng ở các chân, kẽ răng cùng với vi khuẩn gây bệnh.

1. Viêm lợi - dấu hiệu nhận biết điển hình

Viêm lợi là vấn đề răng miệng rất phổ biến, hầu hết mỗi người chúng ta đều mắc phải, trong đó không ít trường hợp mắc bệnh kéo dài do không chăm sóc và điều trị tốt. Tùy vào số lượng vi khuẩn cùng mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ bệnh càng nặng, mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp.

 Viêm lợi là bệnh răng miệng rất thường gặp

Viêm lợi là bệnh răng miệng rất thường gặp

Lợi khỏe mạnh không bị viêm nhiễm là khi có màu hồng nhạt, không sưng đỏ, không bị chảy máu khi đánh răng, ăn uống hoặc dùng tay chạm nhẹ. Người có lợi khỏe mạnh thì hơi thở cũng thơm tho hơn, thường các kẽ răng không xuất hiện nhiều mảng bám.

Dấu hiệu để nhận biết viêm lợi như sau:

  • Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ càng đậm vì viêm càng nghiêm trọng.

  • Lợi sưng đỏ, phì đại là tình trạng viêm lợi nặng.

  • Có mảng bám răng, cao răng xuất hiện nhiều nhất là ở các vị trí lợi sưng đỏ.

  • Viêm lợi khiến lợi tụt xuống khỏi chân răng, tổ chức chân răng lỏng.

  • Miệng có mùi hôi khó chịu do viêm cùng với cao răng.

  • Dễ chảy máu tự nhiên khi ăn uống hay đánh răng.

Viêm lợi khiến bạn dễ bị chảy máu khi ăn uống hay đánh răng

Viêm lợi khiến bạn dễ bị chảy máu khi ăn uống hay đánh răng

Nhiều người bệnh bị viêm lợi nhưng chủ quan không điều trị khiến bệnh tiến triển nặng hoặc tự mua thuốc về uống thường không thể trị bệnh dứt điểm. Nhất là ở trẻ nhỏ, nếu viêm lợi không điều trị dứt điểm có thể trở thành bệnh nha chu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình mọc răng trong tương lai.

Dù ít gặp nhưng viêm lợi còn liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác như:

  • Gây chảy máu lợi, viêm lợi do giảm sức đề kháng, thiếu Vitamin C.

  • Xương hàm biến dạng, răng mọc chậm, tổ chức răng thiếu bền vững.

  • Hoại tử niêm mạc miệng, bong hoặc khô lớp niêm mạc.

2. Điều trị viêm lợi tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Viêm lợi nhẹ được phát hiện sớm có thể tự điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách, trường hợp nặng hơn cần dùng nước súc miệng hoặc thuốc điều trị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử những cách điều trị đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên dưới đây.

2.1. Sử dụng nước muối

Nước muối là dung dịch vệ sinh răng miệng và chữa viêm lợi đơn giản nhưng hiệu quả, các nghiên cứu đã chỉ ra tinh chất có trong muối biển chưa tinh chế có nhiều tác dụng như: cải thiện men răng, làm chắc răng, kháng khuẩn,... Từ đó, lợi cũng được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giảm viêm , giảm đau nhức và phục hồi nướu.

Súc miệng nước muối để giảm viêm lợi và chảy máu

Súc miệng nước muối để giảm viêm lợi và chảy máu

Ngoài ra, Florua tự nhiên có trong nước muối có tác dụng cân bằng pH tự nhiên trong khoang miệng, ngăn ngừa mất khoáng chất men răng, cải thiện mùi hôi do viêm lợi và mảng bám ở răng gây ra.

Nếu đang bị viêm lợi và hơi thở có mùi hôi, bạn có thể thử cách đơn giản là tự pha và súc miệng nước muối ở nhà. Nồng độ nước muối được khuyến khích phù hợp nhất là 0.9%, tương đương với 9g muối cho 1l nước pha. Thực hiện súc miệng thường xuyên 2 - 3 lần mỗi ngày, áp dụng hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng viêm lợi được cải thiện đáng kể.

2.2. Sử dụng mật ong

Mật ong là nguyên liệu được yêu thích của nhiều người trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh hay làm đẹp. Với tình trạng viêm lợi, nhất là trẻ nhỏ có thể sử dụng mật ong để điều trị tại nhà. Trong mật ong có chất kháng khuẩn, giảm viêm tự nhiên rất tốt, sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và từ đó viêm lợi sẽ dần phục hồi.

Có thể chữa viêm lợi bằng mật ong với những cách sau:

Dùng buổi sáng sau khi đánh răng

Sau khi đánh răng sạch sẽ, hãy bôi mật ong trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm sưng và giữ trong 15 - 20 phút rồi súc miệng lại với nước. Thực hiện liên tục 3 lần trong ngày để giảm tình trạng viêm lợi hiệu quả.

Mật ong có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm lợi

Mật ong có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm lợi

Dùng chung với chanh

Ngoài cách bôi trực tiếp trên, bạn có thể pha với chanh và nước ấm thành dung dịch loãng, dùng để súc miệng trong khoảng 10 phút sau khi đánh răng sạch sẽ.

Những người bị viêm lợi nhẹ áp dụng cách này cho biết, tình trạng sưng đỏ và chảy máu từ lợi đã giảm đi rõ rệt trong 3 ngày.

2.3. Sử dụng lá trầu không

Trong lá trầu không tươi có chứa khoảng 2.4% là tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm peta-phenol và chavicol, những chất này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn đường miệng. Vì thế, lá trầu không được dùng trong điều trị viêm lợi và nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Với người mắc bệnh viêm lợi, điều trị với lá trầu không theo những cách sau:

Cách 1: Rửa sạch, giã nát lá trầu không, sau đó đun với nước để lấy tinh chất. Nước đun từ lá trầu không được bảo quản trong tủ lạnh, dùng để súc miệng 2 lần trong ngày mỗi lần 5 - 10 phút.

Cách 2: Lá trầu không đã rửa sạch đem giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm lợi để tinh chất tác dụng. Lưu ý sau khi đắp, nên tránh uống nước hay súc miệng trong vòng 30 phút để tinh chất từ lá trầu không ngấm vào lợi và giảm sưng viêm tốt nhất.

Cách 3: Giã nát lá trầu không với muối, ngâm với rượu trắng để hòa tan tinh chất trong 15 phút rồi gạn lấy dung dịch. Sử dụng để súc miệng giống như cách đầu tiên.

 Súc miệng với nước lá trầu không được dùng để điều trị viêm lợi

Súc miệng với nước lá trầu không được dùng để điều trị viêm lợi

Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, hầu hết sẽ cải thiện và khỏi hẳn khi áp dụng những cách điều trị tại nhà trên. Tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể tái phát nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách, do vậy nếu bệnh kéo dài hoặc viêm lợi nghiêm trọng hãy đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị.

Nha sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng một số loại nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch, loại bỏ mảng bám và từ đó giảm viêm lợi. Nếu viêm lợi nghiêm trọng hơn, có thể phải dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo hướng dẫn của nha sĩ.

Viêm lợi không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường xảy ra và gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người bệnh. Do vậy, hãy chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa viêm lợi.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.