Tin tức
Viêm mống mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh
- 25/02/2021 | Bác sĩ tư vấn: Đau mắt đỏ cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
- 19/03/2021 | Giải đáp: Làm thế nào để mắt cận không tăng độ?
- 15/03/2021 | Chuyên gia giải đáp: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây hay không?
1. Bệnh viêm mống mắt là gì?
Mống mắt là vòng màu của các mô quanh đồng tử, ở ngay phía sau giác mạc. Tình trạng viêm mống mắt là viêm ở giữa mắt, còn có một tên gọi khác là viêm màng bồ đào trước.
Viêm mống mắt rất dễ gây biến chứng nếu không được kịp thời điều trị
Bệnh được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính:
-
Viêm mống mắt cấp tính thường không tiến triển quá 3 tháng và sau đó bệnh sẽ ổn định dần.
-
Đối với trường hợp mạn tính thì bệnh sẽ kéo dài hơn 3 tháng.
Đây là căn bệnh cần được điều trị sớm. Nếu không, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Đó là:
Tình trạng đục thủy tinh thể
Những bất thường ở đồng tử: Điều này là do các mô sẹo làm cho mống mắt dính vào thủy tinh thể hay mống mắt có thể bị dính vào giác mạc. Từ đó, đồng tử người bệnh dễ bị thay đổi hình dạng và khiến mắt thậm chí không có phản ứng với ánh sáng.
Viêm mống mắt có thể do chấn thương mắt gây ra
Tăng nhãn áp: Những bệnh nhân bị bệnh tái phát nhiều lần sẽ rất nguy hiểm và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nhãn áp.
Tích tụ canxi ở giác mạc: Khi tình trạng viêm không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng canxi tích tụ ở giác mạc và gây thoái hóa khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí gây mất thị lực.
Sưng trong võng mạc: Người bệnh bị viêm ở mống mắt cũng có nguy cơ xuất hiện những nang sưng, đầy dịch ở võng mạc, điều này chính là nguyên nhân gây mờ mắt và giảm tầm nhìn trung tâm.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mống mắt
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Chấn thương khiến mắt bị tổn thương.
Nhiễm trùng
Di truyền: Một số bệnh tự miễn có liên quan đến sự thay đổi về gen và có tác động nhất định đến hệ miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm mống mắt cấp tính.
Bệnh Behcet: Đây cũng là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng viêm ở mống mắt.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ: Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên nếu mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ đối mặt với vấn đề viêm mống mắt.
Bệnh Sarcoidosis
Một số loại thuốc điều trị kháng virus cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
3. Triệu chứng viêm mống mắt
Tình trạng viêm có thể xảy ra ở một mắt hoặc có những trường hợp xảy ra ở cả hai mắt. Các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột và kéo dài khoảng 3 tháng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh:
Bệnh nhân có thể bị đau mắt trong thời gian dài.
Thị lực suy giảm, thị lực ban đêm tốt hơn ban ngày.
Xảy ra tình trạng chảy nước mắt nhiều.
Người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Thấy rõ những mạch máu ở mắt vì những mạch máu này bị giãn to hơn, màu tím đậm và có những hình dạng ngoằn ngoèo.
Người bệnh có thể sốt, chán ăn, mất ngủ.
Bệnh nhân bị đau mắt dai dẳng
Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 3 tháng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu thấy bất cứ những thay đổi bất thường nào ở mắt, bạn đều không nên chủ quan và cách tốt nhất là hay đi khám mắt để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
4. Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh viêm mống mắt?
Các phương pháp điều trị viêm mống mắt đều hướng đến việc giảm đau, giảm viêm và quan trọng nhất chính là bảo tồn thị lực cho người bệnh. Tùy vào mỗi trường hợp bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh,… bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau để phù hợp và hiệu quả với mỗi trường hợp cụ thể.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:
Dùng thuốc nhỏ mắt steroid.
Sử dụng thuốc Glucocorticoid để giảm viêm.
Thuốc làm giãn đồng tử cũng có thể được dùng trong những trường hợp cần thiết để giúp làm giảm những cơn đau do tình trạng viêm gây ra. Bên cạnh đó, những loại thuốc làm giãn đồng từ cũng có tác dụng hạn chế những biến chứng làm suy giảm chức năng của đồng tử.
Đeo kính bảo vệ mắt
Tuy nhiên, người bệnh lưu ý rằng, nên hoàn toàn tuân thủ ý kiến của bác sĩ và sử dụng theo đúng đơn thuốc, liều lượng thuốc và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Tránh tự ý mua thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng liều lượng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Hơn nữa, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi kết quả điều trị và có hướng xử trí kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể thay đổi đơn thuốc cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi:
-
Nên vệ sinh mắt đúng cách.
-
Đeo kính để bảo vệ mắt.
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và cũng giúp bệnh sớm được cải thiện.
-
Nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
-
Không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
-
Không nên vận động mạnh.
-
Không nên thức khuya và hạn chế tối đa việc sử dụng các công nghệ thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,…
-
Mỗi chúng ta đều nên khám mắt định kỳ để kịp thời bảo vệ mắt nếu có những triệu chứng bất thường xảy ra.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mống mắt, về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng bạn đã hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về bệnh để phòng ngừa cũng như xử trí bệnh hiệu quả.
Nếu còn có những băn khoăn về bệnh hoặc có bất cứ thắc mắc liên quan đến những vấn đề sức khỏe của mắt, hãy gọi cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia đầu ngành của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!