Tin tức

Viêm thị thần kinh: triệu chứng điển hình và nguyên nhân gây bệnh

Ngày 16/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Viêm thị thần kinh là bệnh lý liên quan đến tổn thương ở dây thần kinh thị giác, gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu và suy giảm thị lực ở một bên mắt. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, cần xác định nguyên nhân mới có thể điều trị bệnh hiệu quả triệt để. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh.

1. Viêm thị thần kinh và triệu chứng bệnh

Não được nhận tín hiệu hình ảnh nhờ dây thần kinh thị giác dẫn truyền, từ đó để phân tích và đưa ra các tín hiệu truyền cho các cơ quan trong cơ thể. Mỗi người có 2 dây thần kinh thị giác tương ứng với nhiệm vụ dẫn truyền cho từng mắt, chúng đối xứng nhau đi về hai phía bán cầu não. 

Bệnh viêm thị thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác

Bệnh viêm thị thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác

Bệnh viêm thị thần kinh xảy ra khi dây thần kinh thị giác này bị tổn thương, sưng viêm gây ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền hình ảnh. Thường chỉ gặp ở một dây thần kinh nên chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Bệnh lý này thường liên quan đến bệnh đa xơ cứng - bệnh gây viêm và tổn thương nhiều dây thần kinh não và tủy sống. Ngoài ra, viêm thị thần kinh có thể là hệ quả của bệnh lý miễn dịch hoặc nhiễm trùng.

Do thường chỉ mắc phải ở 1 dây thần kinh mắt nên triệu chứng bệnh viêm thị thần kinh cũng chỉ xảy ra ở bên mắt tương ứng với dây thần kinh này. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

1.1. Giảm thị lực

Bệnh viêm thị thần kinh thường gây giảm thị lực tạm thời ở bên mắt bị ảnh hưởng, tùy theo giai đoạn bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Ở giai đoạn bệnh tiến triển từ vài giờ đến vài ngày sau viêm, thị lực sẽ giảm rõ rệt.

Viêm thị thần kinh thường chỉ gây triệu chứng ở 1 bên mắt

Viêm thị thần kinh thường chỉ gây triệu chứng ở 1 bên mắt

Khi bệnh viêm thị thần kinh được cải thiện, nghĩa là tổn thương viêm khu trú thì thị lực sẽ dần dần phục hồi. Song cũng có trường hợp thị lực không phục hồi mà giảm đến biến mất hoàn toàn.

1.2. Đau nhức một bên mắt

Hầu hết bệnh nhân viêm thị thần kinh đều bị đau nhức một bên mắt từ trung bình đến nặng, cơn đau nghiêm trọng nhất ở giai đoạn bệnh tiến triển. Cử động mắt hoặc bị kích thích bởi ánh sáng, cơn đau thường tăng lên.

1.3. Mất khả năng nhận biết màu sắc

Viêm thị thần kinh khiến độ nhạy của tế bào thần kinh trên võng mạc giảm sút, vì thế mà khả năng nhận biết màu sắc cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, bệnh nhân sẽ nhìn thấy hình ảnh kém sinh động hơn bình thường, nặng hơn có thể hoàn toàn không phân biệt được các màu sắc.

1.4. Mất thị trường thị giác

Thị trường thị giác được định nghĩa là không gian tối đa mà một bên mắt quan sát được, khái niệm này khác với thị lực là khả năng nhìn của mắt. Ở bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị trường của bên mắt ảnh hưởng thường bị thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn.

1.5. Cảm giác ánh sáng nhấp nháy

Một số bệnh nhân viêm thị thần kinh đột ngột nhìn thấy những đốm sáng nhấp nháy không có thực, khi chuyển động nhãn cầu tình trạng này tăng lên.

Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân khác nếu dây thần kinh khác cũng bị tổn thương

Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân khác nếu dây thần kinh khác cũng bị tổn thương

Bệnh viêm thị thần kinh diễn biến càng nghiêm trọng thì triệu chứng càng nặng, đặc biệt là mất thị lực và đau bên mắt bị ảnh hưởng. Nếu tổn thương dây thần kinh thị giác đi kèm với những tổn thương thần kinh khác, bệnh nhân có thể có những dấu hiệu toàn thân như: rối loạn tri giác, tê, yếu một chi,… Khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh bất thường này, nên sớm tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm thị thần kinh?

Dây thần kinh thị giác cấu tạo ở dạng một bó sợi thần kinh, được bảo vệ trong vật liệu cách nhiệt được gọi là myelin. Tín hiệu thần kinh thị giác được truyền tới não dưới dạng xung điện, xung điện này đi dọc theo dây thần kinh đi lên não. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm thị thần kinh là bệnh lý tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch xác định nhầm và tự tấn công myelin này gây viêm.

Bệnh viêm thị thần kinh phổ biến nhất do bệnh đa xơ cứng - bệnh lý tự miễn khiến hệ miễn dịch tự tấn công vỏ bao sợi thần kinh myelin của não và tủy sống. Tỷ lệ bệnh nhân bị đa xơ cứng phát triển bệnh viêm thị thần kinh trong 15 năm lên tới 50%.

Hầu hết bệnh viêm thị thần kinh có liên quan đến đa xơ cứng

Hầu hết bệnh viêm thị thần kinh có liên quan đến đa xơ cứng

Ngoài ra, bệnh viêm thị thần kinh cũng liên quan đến bệnh tự miễn dịch khác Neuromyelitis Optica, bệnh có xu hướng nặng hơn và khó điều trị hơn so với viêm thị thần kinh do đa xơ cứng.

Những nguyên nhân khác được tìm thấy cũng gây ra viêm thị thần kinh bao gồm:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở các cơ quan khác có thể lan tới viêm thị thần kinh như: 

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn trong bệnh giang mai, sốt đầu mèo, Lyme,…

  • Nhiễm trùng do virus trong viêm gan B, HIV, herpes,…

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn thần kinh thị giác và dẫn đến bệnh viêm thị thần kinh. Do đó những bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh gây tổn thương dây thần kinh.

Bệnh viêm động mạch nội sọ

Tình trạng viêm niêm mạc động mạch nội sọ này ảnh hưởng đến lưu thông máu đến mắt và não, độ tuổi thường mắc bệnh là từ 70 - 80.

Một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh viêm thị thần kinh có liên quan đến một số thuốc điều trị hoặc quá trình xạ trị vào đầu.

3. Điều trị cho bệnh nhân viêm thị thần kinh

Đa phần bệnh nhân viêm thị thần kinh sẽ tự cải thiện sau khoảng một vài tuần, thuốc điều trị có thể giúp bệnh nhanh khỏi hơn và giảm triệu chứng. Tiêu biểu là thuốc Steroid có tác dụng giảm viêm thần kinh thị giác, các dạng sử dụng thường là:

Thuốc Steroid được sử dụng điều trị phổ biến cho bệnh nhân viêm thị thần kinh

Thuốc Steroid được sử dụng điều trị phổ biến cho bệnh nhân viêm thị thần kinh

Thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid

Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid trong một vài ngày để cải thiện thị lực nhanh chóng.

Thuốc uống Steroid

Thuốc uống Steroid thường được chỉ định sau khi điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid.

Hầu hết bệnh nhân viêm thị thần kinh đáp ứng tốt với điều trị bằng Steroid, song các trường hợp nghiêm trọng bị mất thị lực nghiêm trọng, không điều trị được thì cần can thiệp bằng phương pháp trao đổi huyết tương. Sau điều trị, thị lực của bệnh nhân sẽ dần hồi phục hoàn toàn và các triệu chứng đau nhức khó chịu cũng biến mất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ