Tin tức

Viêm tuyến sữa cho trẻ bú được không và cách phòng tránh

Ngày 22/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm tuyến sữa cho trẻ bú được không là câu hỏi thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Viêm tuyến sữa gây ra những đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến quá trình cho con bú. Tình trạng này đặc biệt xảy ra đối với những người lần đầu làm mẹ.

1. Viêm tuyến sữa là gì

Trong thời kỳ hậu sản, tuyến vú của người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu lên sữa và tiết sữa nhằm cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho em bé. Do một vài nguyên nhân khiến bầu vú không được làm trống hoặc sữa về quá nhiều có thể dẫn tới tắc dòng sữa, đồng thời khởi động một quá trình viêm gọi là viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú.

  Tình trạng viêm tuyến sữa thường gặp ở thời kỳ hậu sản

Tình trạng viêm tuyến sữa thường gặp ở thời kỳ hậu sản

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến sữa

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tuyến sữa chủ yếu là do sữa bị tắc lại trong vú. Tắc sữa có thể do một số yếu tố sau:

  • Cho bé bú ở hai đầu vú cùng một lúc:

Có rất nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng cho bé bú cùng một lúc hai bên vú sẽ tốt cho con. Tuy nhiên không phải như vậy, khi mà em bé bú một lúc hai bên như vậy sẽ bị nở sớm dẫn tới sữa còn đọng lại trong vú chưa đi ra hết, dễ gây ứ đọng sữa trong tuyến vú.

Hơn nữa, cho em bé bú cùng một lúc hai bên vú cũng không có lợi. Nguyên nhân là do, thành phần sữa ở đầu cữ vú chủ yếu là nước, không chứa nhiều chất dinh dưỡng, còn các chất dinh dưỡng chủ yếu sẽ tập trung ở cuối cữ bú. Vô tình nếu chúng ta cho con bú ở đều hai bên như vậy, bé hấp thụ được chỉ toàn là nước thôi.

  • Cho bé bú sai tư thế:

Thông thường các mẹ đều ẵm bé cho mặt hướng vào vú để bú. Nếu như bú trong thời gian lâu, bé rất dễ bị mỏi, khó chịu dẫn tới từ chối bú sữa mẹ dẫn tới tình trạng bú không hiệu quả, gây ứ đọng sữa. Ngoài ra, nếu bé gặp vấn đề ở miệng cũng có thể từ chối bú sữa mẹ.

  • Mùi cơ thể của mẹ thay đổi:

Việc các bà mẹ ăn uống những thức ăn tạo mùi hoặc sử dụng nước hoa, sữa tắm mùi thơm thường khiến các bé không nhận biết được, cảm thấy xa lạ và từ chối việc bú. Vì thế các mẹ nên hạn chế ăn thức ăn có mùi hoặc thay nước hoa.

Triệu chứng của viêm tuyến sữa

Triệu chứng của tình trạng viêm tuyến sữa cũng khá đa dạng. Mỗi một giai đoạn của bệnh sẽ có một triệu chứng khác nhau và các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn khi trở nặng. Ban đầu khi mới xuất hiện tình trạng sữa nhiều ở tuyến vú thôi thì các mẹ đã cảm thấy bầu ngực của mình hơi căng tức đi kèm với dấu hiệu đau nhẹ.

Đến khi tình trạng tắc sữa đã diễn ra nặng hơn, rõ rệt hơn thì sẽ khởi phát tình trạng viêm. Khi đó, vú của chị em sẽ có dấu hiệu sưng lên, da ở vùng vú ửng đỏ, sờ lên cảm thấy nhiệt độ nóng hơn bình thường và cảm giác rất đau.

Tình trạng đau ngực càng rõ rệt khi bệnh viêm tuyến sữa càng nặng

Tình trạng đau ngực càng rõ rệt khi bệnh viêm tuyến sữa càng nặng

Khi tình trạng năng hơn nữa dẫn tới tình trạng áp xe tuyến vú sẽ có biểu hiện sốt cao và đau rất dữ dội, thậm chí là có mủ chảy ra từ núm vú. Nếu những trường hợp rất nặng, sẽ thấy da ở đầu vú bị nứt nẻ.

2. Vậy mẹ bị viêm tuyến sữa cho trẻ bú được không?

Viêm tuyến sữa cho trẻ bú được không, câu trả lời là có thể, và nên cho con bú. Có nhiều bà mẹ nghĩ rằng, nếu tiếp tục cho con bú thì tình trạng viêm tuyến vú sẽ bị lây truyền sang con, nên thường ngừng việc này lại. Nhưng thực tế, cho con bú là cách để ngăn ngừa nhiễm trùng, cung cấp dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng xấu đến con.

Mẹ bị viêm tuyến vú vẫn có thể cho trẻ bú sữa

Mẹ bị viêm tuyến vú vẫn có thể cho trẻ bú sữa

Tuy nhiên, khi mẹ bị viêm tuyến vú, bé thường sẽ không muốn bú sữa. Nguyên nhân là do chất lượng sữa đã bị biến đổi về mùi vị dẫn tới em bé không muốn bú sữa mẹ.

3. Cách cải thiện tình trạng viêm tuyến sữa

Nếu như tình trạng tắc diễn ra nhẹ, các mẹ có thể tự vắt sữa tại nhà. Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông trong tuyến vú. Tuy nhiên, khi thấy các dấu hiệu nhẹ, người mẹ thường khá chủ quan và cho rằng tình trạng này không ảnh hướng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Đến khi bệnh ở giai đoạn giữa mới bắt đầu lo ngại, tuy nhiên, vắt sữa lúc này rất đau và ra được ít sữa khiến mẹ rất dễ bỏ cuộc.

Tuy nhiên, nếu không vắt thì tình trạng này càng nặng, vì thế, chúng tôi hướng dẫn cho bạn một số mẹo vắt sữa hiệu quả hơn. Chẳng hạn, bạn có thể chườm ấm để các ống tuyến vú giãn to ra và mát xa để tuyến vú mềm ra khi đó dòng sữa sẽ lưu thông qua các ống tuyến vú được dễ dàng hơn, vắt sữa được nhiều hơn, tuyến vú ít tắc hơn. Điều này cũng là cách để các mẹ phòng ngừa viêm tuyến vú hiệu quả.

"Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ", đây là điều mà không ai có thể bàn cãi được. Chúng tôi tin rằng, bất kì người mẹ nào cũng muốn cho con mình bú sữa mẹ, vì thế hơn hết các mẹ cần phòng tránh tình trạng viêm tuyến vú để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được diễn ra thuận lợi.

Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hy vọng với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ có thể giúp mẹ tìm ra đáp án cho câu hỏi viêm tuyến sữa cho trẻ bú được không. Có thể nói, đây là tình trạng khá phổ biến, vì thiếu kinh nghiệm nên nhiều bà mẹ trẻ không biết cho con bú sao cho đúng tư thế, cũng như không biết cách vệ sinh tuyến vú của mình nên rất dễ mắc phải. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức tiền thai sản là rất quan trọng, giúp mẹ bổ sung các kiến thức cần thiết cho giai đoạn chăm sóc con trẻ thêm thuận lợi.

Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề viêm tuyến sữa, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56, mọi câu hỏi của Quý vị sẽ được giải đáp tận tình và hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.