Tin tức
Có nên sử dụng thuốc mềm phân cho mẹ trong thời kỳ cho con bú không?
- 17/11/2021 | Mẹ cần biết: nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu
- 08/11/2021 | Mẹ bị tiểu đường cho con bú có được không - thắc mắc thường gặp
- 23/09/2021 | Giải đáp thắc mắc: mẹ mắc thủy đậu cho con bú được không?
- 14/07/2021 | Góc giải đáp: Mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không?
- 29/09/2021 | Hướng dẫn phương pháp điều trị Basedow khi cho con bú
1. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị táo bón thường xuất hiện những triệu chứng như số lần đi ngoài ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần/mỗi tuần), rất khó khăn khi đi ngoài và mỗi lần đi đại tiện thường bị đau rát vùng hậu môn do phân cứng, đôi khi có chảy máu.
Phụ nữ mệt mỏi vì chứng táo bón sau sinh
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Phụ nữ sau sinh và đang trong thời kỳ cho con bú có nhiều thay đổi về nội tiết tố.
- Cơ thể của phụ nữ sau sinh, nhất là những trường hợp sinh mổ thường rất yếu và cần thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chính vì ít vận động hơn nên nhu động ruột sẽ giảm và dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh.
- Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con, phụ nữ thường phải bổ sung nhiều canxi, sắt và một số chất khoáng khác từ các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung. Đây cũng chính là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ táo bón, nhất là đối với những trường hợp cơ thể khó hấp thụ những loại khoáng chất này.
- Trong quá trình vượt cạn, nhiều chị em phải rạch tầng sinh môn, vì thế sau sinh, vết rạch này thường khiến chị em vô cùng đau đớn. Do đó, nhiều phụ nữ hình thành thói quen ngại hoặc nhịn đại tiện dẫn tới táo bón.
- Một số sản phụ sau sinh có thói quen kiêng cữ quá mức trong chế độ ăn khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là một số loại rau xanh và trái cây. Thói quen này cũng chính là một nguyên nhân gây táo bón.
Ít vận động chính là nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Chứng táo bón sau sinh khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi và vô cùng khó chịu, tăng thêm rất nhiều áp lực cho các bà mẹ bỉm sữa. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà nếu không được điều trị sớm và triệt để, tình trạng táo bón sau sinh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Một số trường hợp bị táo bón lâu ngày khiến cho phân bị ứ đọng trong đại tràng dẫn tới hay bị đầy bụng, chướng hơi hoặc đau bụng và thậm chí còn gây nhiễm độc hệ tiêu hóa. Do đó rất nhiều phụ nữ phân vân có nên sử dụng thuốc mềm phân cho mẹ trong thời kỳ cho con bú hay không? Liệu loại thuốc này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé hay không?
2. Có nên sử dụng thuốc mềm phân cho mẹ trong thời kỳ cho con bú hay không?
Táo bón sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp và phần lớn chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Khi mẹ thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh thì bệnh có thể tự khỏi.
Ăn nhiều rau giúp cải thiện tình trạng táo bón
2.1. Điều trị táo bón ở phụ nữ sau sinh bằng phương pháp không dùng thuốc
Mẹ nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây
Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón là do thiếu chất xơ và nước, vì thế, khi bị táo bón mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều loại rau củ, trái cây tươi. Chất xơ trong rau củ quả rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích nhu động ruột tiết ra axit lactic, làm mềm phân. Mẹ cũng nên ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua chứa nhiều probiotic có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.
Đồng thời mẹ nên loại bỏ những đồ ăn gây khó tiêu, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích trong chế độ ăn hàng ngày.
Nên ăn những loại thức ăn mềm, dạng lỏng, ăn đúng giờ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Mẹ nên thay đổi thói quen sinh hoạt
Sau khi sinh mẹ không nên kiêng khem quá mức mà hãy sinh hoạt khoa học, điều độ. Nếu cơ thể không quá mệt mỏi, mẹ không nên nằm lâu một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng. Những bài tập vận động nhẹ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt vận động cơ thể còn giúp tăng cường lưu thông máu và kích thích co thắt thành ruột, từ đó giúp cho các chất di chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn và ngăn chặn tình trạng táo bón.
Mẹ nên có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nên nhịn đại tiện. Nếu càng nhìn thì áp lực lên đại trạng sẽ càng tăng lên và làm tăng nguy cơ táo bón. Đồng thời mẹ cũng nên loại bỏ thói quen ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch gây bệnh trĩ và chứng táo bón.
Phụ nữ cũng nên giữ tinh thần thoải mái sau sinh để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đồng thời tránh nguy cơ táo bón. Nên dành nhiều thời gian để tinh thần được thư giãn, có thể nghe nhạc, thiền,… để tinh thần thoải mái hơn.
2.2. Điều trị táo bón bằng thuốc
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bị táo bón kéo dài, dù đã thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt nhưng tình trạng bệnh vẫn không thể được cải thiện. Những trường hợp này có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc mềm phân cho mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Mẹ sử dụng thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ
Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng loại thuốc hiệu quả nhất. Một số loại thuốc làm mềm phân có thể bài tiết qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên tránh thụt tháo trong quá trình điều trị táo bón để tránh gây tổn thương hậu môn, làm giãn cơ trơn hậu môn và gây ra mất phản xạ mót rặn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề sử dụng thuốc mềm phân cho mẹ trong thời kỳ cho con bú, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!