Tin tức
Virus hợp bào hô hấp gây bệnh gì và cách phòng ngừa hiệu quả
- 27/01/2022 | Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp là gì và các phòng ngừa bệnh
- 27/01/2022 | Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp
- 11/11/2021 | Nhiễm trùng đường hô hấp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
1. Virus hợp bào hô hấp gây bệnh gì?
Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Virus gây nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi,… với nhiều trường hợp nặng, trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch phải thở máy cấp cứu.
Virus hợp bào hô hấp dễ lây nhiễm qua giọt bắn hô hấp
Ở Việt Nam, khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 12 là thời điểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp nhiều, trung bình cứ 10 trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp thì 7 trẻ dương tính với RSV. Người lớn tuổi có sức đề kháng kém, mắc các bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản,… cũng dễ gặp biến chứng nặng do virus này gây ra.
Virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, ban đầu sẽ tấn công gây viêm niêm mạc mũi, làm tăng tiết dịch mũi xoang đặc gây nghẹt thở. Trường hợp nặng hơn, dịch mũi gây tắc đường thở khiến người bệnh bị suy hô hấp, hơn nữa virus cũng dần di chuyển sâu gây viêm tiểu phế quản, tổn thương phế nang dẫn đến ứ khí, thậm chí hoại tử tế bào đường hô hấp.
Cơ chế lây nhiễm virus hợp bào hô hấp khá giống với Covid-19 hay nhiều bệnh nhiễm trùng không khí khác, virus có trong giọt bắn của dịch tiết hô hấp từ người bệnh lan rộng ra môi trường. Virus RSV có khả năng tồn tại trong môi trường nhiều giờ, dính vào vật dụng. Người lành hít thở hoặc chạm tay vào những dịch bắn này sau đó đưa lên mũi miệng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Type virus hợp bào hô hấp lành tính thường gây bệnh nhẹ và nhanh khỏi
Virus hợp bào hô hấp có 2 type, trong đó 1 type thường gặp hơn chỉ gây sốt nhẹ và triệu chứng viêm đường hô hấp nhẹ, thể còn lại gây sốt cao, tiên lượng nặng. Những đối tượng nguy cơ cao nhiễm virus hợp bào hô hấp và biến chứng nặng do virus gồm:
-
Trẻ em, trẻ dưới 6 tháng tuổi sinh non, nhẹ cân, mắc bệnh tim bẩm sinh,… có hệ miễn dịch yếu, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện hoặc bị biến đổi.
-
Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thụ động, bụi bẩn hoặc hóa chất độc hại trong không khí do ô nhiễm môi trường.
-
Người lớn tuổi mắc bệnh lý nền, hen suyễn, suy tim sung huyết, tắc nghẽn phổi mạn tính.
-
Người bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh HIV, bệnh bạch cầu.
2. Triệu chứng khi nhiễm virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp tấn công đến niêm mạc mũi, họng thuộc hệ hô hấp trên đầu tiên, gây ra các triệu chứng giống như cúm thông thường. Triệu chứng bệnh rất khó phân biệt do virus hợp bào hô hấp hay virus gây bệnh khác bao gồm:
-
Đau họng.
-
Nghẹt hoặc sổ mũi.
-
Đau tai.
-
Ho nhiều.
-
Nhiều đờm xanh, vàng hoặc xám.
-
Sốt nhẹ đến sốt cao, có thể khó thở.
Các chuyên gia cho biết, triệu chứng dễ nhận biết khi nhiễm khuẩn do virus hợp bào hô hấp do tiết nhiều dịch đờm, đặc quánh gây khó thở, bít tắc đường hô hấp. Trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ khó thở, ho nhiều sau 3 - 5 ngày khởi phát bệnh, đặc biệt những trẻ hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh mạn tính thì bệnh có thể tiến triển nặng khiến trẻ phải nằm viện dài ngày.
Virus hợp bào hô hấp có thể gây biến chứng nặng
Nhiễm virus hợp bào hô hấp không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, phổ biến là viêm phổi, viêm đường hô hấp. Cần lưu ý các triệu chứng nặng như sau:
-
Thở khò khè.
-
Khó thở, thở nhanh hơn bình thường, phải thở gắng sức.
-
Ho nặng và kéo dài dai dẳng kèm theo nghẹt thở, nôn ho dữ dội.
-
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, giảm sự tập trung và hứng thú với công việc.
Tùy theo thể virus và tình trạng sức khỏe mà người bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể gặp triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau. Ở người khỏe mạnh, bệnh thường không nghiêm trọng và kéo dài từ 5 - 7 ngày giống như cảm ốm thông thường. Song nếu nhiễm bệnh nặng, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm tai giữa,… kéo dài và cần điều trị tích cực.
3. Cách phòng ngừa lây nhiễm virus hợp bào hô hấp
Đặc điểm của virus hợp bào hô hấp là khả năng lây lan mạnh nhất là vào thời gian đỉnh dịch, khi thời tiết chuyển mùa lạnh. Nếu không chủ động phòng ngừa bệnh, đi khám và cách ly thì virus có thể lây lan rộng rãi, phát tán ra cộng đồng. Tương tự như vậy, nếu tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Hiện chưa có vắc xin ngừa virus hợp bào hô hấp
Khám và kiểm tra bệnh khi có triệu chứng bệnh là rất cần thiết để tránh bệnh lây lan sang những người xung quanh. Dưới đây là những biện pháp giúp hạn chế, ngăn ngừa lây lan virus hợp bào hô hấp cần tuân thủ tốt:
-
Hạn chế đến nơi đông người, không gian kín, tiếp xúc gần với những người có triệu chứng bệnh.
-
Thường xuyên rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hoặc người lạ không rõ tình trạng sức khỏe
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa bảo vệ ngăn ngừa giọt bắn hô hấp mang theo nguồn virus xâm nhập gây bệnh.
-
Vệ sinh, sát khuẩn bằng nước muối sinh lý súc họng, rửa mắt mũi hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
-
Tránh xa thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc trực tiếp và tiếp xúc với khói thuốc bị động, trong khói thuốc chứa rất nhiều hóa chất gây hại cho hệ hô hấp.
Hầu hết người khỏe mạnh nhiễm virus hợp bào hô hấp thường tiến triển bệnh không nặng, triệu chứng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Có thể dùng đến thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, loãng đờm, thuốc giảm đau,… liều nhẹ để cải thiện triệu chứng, song cần có chỉ định và hướng dẫn dùng của bác sĩ. Nếu triệu chứng bệnh không giảm khi điều trị tại nhà, cần đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị triệt để.
Cần khám sớm và theo dõi sát sao triệu chứng viêm đường hô hấp do virus hợp bào
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa virus hợp bào hô hấp, do vậy chỉ có các biện pháp phòng ngừa chủ động, bảo vệ hệ hô hấp và hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh mới có thể bảo vệ tốt sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!