Tin tức
Xạ trị có đau không và các tác dụng phụ của xạ trị là gì?
- 19/08/2022 | Xạ trị ung thư áp dụng vào thời điểm nào và lưu ý khi xạ trị?
- 01/07/2022 | Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu? Ngoài xạ trị còn có phương pháp nào?
- 24/06/2022 | Cần xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần và tác dụng phụ của xạ trị?
1. Khái niệm phương pháp xạ trị ung thư
Xạ trị bao gồm chùm tia phóng xạ ion hóa, đó là tập hợp các tia photon, gamma, proton, beta,... được vận dụng để chiếu vào khối u ác tính, triệt tiêu dấu vết của ung thư. Chùm tia này có tác dụng hủy hoại vật chất di truyền (ADN) của các tế bào ung thư, khiến chúng mất đi khả năng phân chia hoặc chết đi, từ đó khối u sẽ ngừng phát triển.
Xạ trị có đau không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh
Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc áp dụng song song cùng các biện pháp khác như hóa trị, phẫu thuật hay dùng thuốc nhằm tối ưu hiệu quả điều trị. Để xác định được liều lượng xạ trị phù hợp thì cần dựa trên thể trạng của bệnh nhân, vị trí khối u, loại ung thư và giai đoạn bệnh,... Lượng tia xạ phù hợp sẽ được đưa tới vùng có khối u một cách chính xác, để đảm bảo triệt căn được ung thư và bảo tồn các mô lành xung quanh.
2. Xạ trị ung thư có thể gây nên những tác dụng phụ như thế nào?
Khi được chỉ định xạ trị ung thư, có không ít người cảm thấy lo lắng và băn khoăn liệu rằng xạ trị có đau không. Thực ra bất kỳ biện pháp chữa trị ung thư nào cũng có những tác dụng phụ nhất định. Ở những trường hợp áp dụng xạ trị thì tình trạng đau rát da cũng có thể xảy ra, tuy nhiên mức độ ở mỗi người là khác nhau. Có những bệnh nhân sau khi xạ trị, vùng da tiếp xúc gặp phải hiện tượng đỏ, sưng tấy, lở loét,... Các tác dụng phụ này sẽ dần biến mất sau khi kết thúc liệu trình xạ trị.
Bên cạnh cảm giác đau rát ngoài da, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn khác như sau:
2.1. Mệt mỏi
Khi bắt đầu xạ trị, sau khoảng một thời gian bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân là vì xạ trị ngoài việc tiêu diệt tế bào ung thư còn tác động tới những tế bào khỏe mạnh. Liệu trình điều trị càng kéo dài thì người bệnh sẽ càng mệt mỏi. Thêm vào đó, vì trong cơ thể đang mang một căn bệnh ác tính nên sự mệt mỏi, suy sụp về tinh thần là điều không tránh khỏi.
Người bệnh cần được hỗ trợ và động viên kịp thời, nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng và tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Gia đình và bạn bè nên bên cạnh bệnh nhân thường xuyên để cổ vũ tinh thần, động viên người bệnh tham gia vào các hoạt động xã hội có ích, duy trì năng lượng tích cực mỗi ngày để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong quá trình xạ trị.
3.2. Rụng tóc
Tia xạ có thể ảnh hưởng tới các tế bào sừng như tóc và móng, đặc biệt là chân tóc khiến tóc trở nên xơ yếu, dễ gãy rụng. Tình trạng này thường kéo dài từ 2 - 3 tuần sau khi bệnh nhân tiến hành đợt xạ trị đầu tiên.
Người bệnh cần được hỗ trợ và động viên kịp thời tránh cảm xúc tiêu cực trong quá trình điều trị
3.3. Đối với da
Khi người bệnh bắt đầu xạ trị từ 3 - 4 tuần, thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa, phát ban, khô, phồng rộp, nứt, sẫm màu da,... Phản ứng này là tất yếu khi xạ trị vì tia X làm ảnh hưởng tới các tế bào da. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dùng vitamin E hoặc dầu lô hội.
Các vấn đề về da sẽ càng nghiêm trọng hơn khi thời gian xạ trị kéo dài, sau đó đỡ dần khi ngừng điều trị từ 4 - 8 tuần. Người bệnh trong giai đoạn này tốt nhất không nên dùng chất khử mùi, nước hoa, thuốc bôi ngoài da có thành phần cồn, bột phấn,... để tránh gây kích ứng da. Bên cạnh đó, nên ưu tiên mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu mềm mại tránh cọ sát lên da. Đặc biệt không nên tiếp xúc với tác nhân gây quá nóng hoặc quá lạnh, đội mũ, mặc quần áo bảo hộ kỹ lưỡng khi ra ngoài trời.
3.4. Tác dụng phụ vùng miệng và họng
Xạ trị còn có khả năng làm tổn thương tế bào niêm mạc khu vực họng miệng, nhú vị giác và các tuyến nước bọt bên trong miệng nên thường gây cho người bệnh các phản ứng như khô miệng và mất vị giác. Thông thường sau khi ngừng xạ trị từ 4 - 8 tuần, tình trạng mất vị giác, viêm niêm mạc sẽ được cải thiện, còn đối với khô miệng thì sẽ chậm hơn nhưng đôi khi là không thể hồi phục vì tuyến nước bọt đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Do vậy để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh nên giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời giảm đau bằng thuốc nếu cần thiết.
3.5. Đối với hệ tiêu hóa
Nếu xạ trị khối u vùng bụng và vùng ngực có thể dẫn tới viêm, phù nề thực quản, dạ dày và ruột. Đây là nguyên nhân của các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy.
Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc để hạn chế tình trạng buồn nôn và nôn. Tuy nhiên nếu không đỡ thì cần truyền dịch tĩnh mạch nhằm tránh mất nước.
Máy móc xạ trị
3.6. Tác dụng phụ ở phổi
Phổi sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân xạ trị vùng ngực. Thay đổi dễ nhận thấy nhất là bị giảm surfactant (một loại chất giúp mở đường dẫn khí thông thoáng), khiến cho phổi mất khả năng nở ra hết mức dẫn tới ho hoặc thở ngắn. Tùy vị trí chiếu tia xạ trị mà bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu khó nuốt. Nếu một vùng phổi lớn tiếp xúc với tia xạ thì người bệnh còn có nguy cơ bị xơ hóa phổi.
3.7. Tác dụng phụ đối với não
Tia xạ còn có thể làm thay đổi chức năng não, gây giảm khả năng nhận thức, mất trí nhớ, thích ứng kém với thời tiết lạnh và giảm ham muốn tình dục. Một số triệu chứng khác như buồn nôn, thị giác thay đổi, loạng choạng cũng xuất hiện ở bệnh nhân xạ trị vùng não.
3.8. Đối với cơ quan sinh dục
-
Ở nữ giới:
-
Khi cả 2 buồng trứng đều bị tia xạ chiếu vào thì bệnh nhân có thể bị mãn kinh sớm và mất chức năng sinh sản vĩnh viễn;
-
Xạ trị vùng chậu sẽ khiến âm đạo dễ trở nên nhạy cảm, thậm chí là viêm kéo dài, lâu ngày để lại sẹo làm hạn chế khả năng co giãn của âm đạo. Ngoài ra, niêm mạc âm đạo sẽ mỏng hơn, khi quan hệ dễ gây chảy máu âm đạo. Có những trường hợp còn bị loét ở bộ phận này.
-
Ở nam giới:
-
Nếu tinh hoàn tiếp xúc với phóng xạ sẽ có thể vĩnh viễn bị mất đi chức năng sản xuất tinh trùng. Vì thế trừ khi điều trị ung thư tinh hoàn, trong điều trị bệnh lý ung thư khác trước khi xạ trị bệnh nhân cần dùng tấm giáp che chắn để bảo vệ tinh hoàn;
-
Dây thần kinh và động mạch vùng dương vật có thể bị tia xạ làm cho tổn thương, dẫn đến rối loạn cương dương. Khu vực cần xạ trị vùng chậu càng rộng và liều xạ càng cao thì dương vật của nam giới càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
3.9. Nguy cơ hình thành ung thư thứ phát
Trên thực tế đã có những trường hợp bị bệnh bạch cầu do có sự tiếp xúc với phóng xạ từ trước. Bệnh có thể phát triển trong khoảng vài năm xạ trị, nhất là từ 5 - 9 năm sau thời gian tiếp xúc tia xạ. Các loại ung thư khác sẽ mất nhiều thời gian hơn để hình thành do xạ trị như ung thư phổi hoặc ung thư vú.
Biện pháp xạ trị có thể giúp bệnh nhân điều trị căn bệnh ung thư nhưng bên cạnh đó cũng còn gây nên không ít tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy người bệnh cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về các lợi ích và rủi ro của phương pháp điều trị này trước khi quyết định điều trị.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp xạ trị, nếu có nhu cầu đặt lịch khám và được tư vấn về các dịch vụ tầm soát các bệnh lý ung thư, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!