Tin tức
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở đâu nhanh chóng, chính xác?
- 01/11/2023 | Dấu hiệu ung thư tuyến giáp và cách chẩn đoán, điều trị
- 01/03/2024 | Bạn biết gì về viêm tuyến giáp sau sinh?
- 16/08/2024 | Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm tuyến giáp?
1. Tổng quan về xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp nằm phía trước cổ, có nhiệm vụ sản xuất hormone nội tiết, tham gia điều hòa hoạt động trao đổi chất và kiểm soát nồng độ khoáng chất trong máu. Tuyến giáp hoạt động bất thường có thể gây cường giáp, suy giáp, bướu cổ hay ung thư tuyến giáp.
Nếu bạn có những triệu chứng bất thường nghi bệnh tuyến giáp thì có thể làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Đây thực chất là xét nghiệm máu nhằm kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp, cụ thể là xác định nồng độ của các hormone nội tiết mà tuyến giáp sản xuất.
Xét nghiệm này giúp xác định nồng độ các hormone nội tiết
2. Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm này có thể được thực hiện trong thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, nếu thuộc các trường hợp dưới đây, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm này.
- Tiền sử trong gia đình có người thân từng mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Xuất hiện những triệu chứng nghi bệnh tuyến giáp như tâm trạng cáu gắt, chán ăn, mất ngủ, khó nuốt, khàn tiếng, rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, sụt cân,…
- Trước đó đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp và đang trong thời gian điều trị, cần thực hiện xét nghiệm để theo dõi và đánh giá tính hiệu quả.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là đang mang thai do lúc này dễ bị rối loạn nội tiết, nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao.
- Người bị bệnh tim mạch, bệnh về gan thận, hoặc ung thư có thể gặp các vấn đề về chức năng tuyến giáp bởi ảnh hưởng của bệnh hoặc do sử dụng các phương pháp điều trị.
- Những người đang sử dụng các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lên tuyến giáp.
- Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, người già trên 60 tuổi vì tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp càng cao.
Nhiều đối tượng thuộc diện cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp
3. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Có ba chỉ số quan trọng cần chú ý trong xét nghiệm này là T3, T4 và TSH. Vậy ý nghĩa của các chỉ số này là gì?
TSH - Thyroid stimulating hormone
Chỉ số TSH - hormone kích thích tuyến giáp, được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Chức năng chính của hormone này là điều chỉnh sản xuất hormone tuyến giáp: khi lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp, tuyến yên sẽ tăng sản xuất TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn; ngược lại, khi lượng hormone tuyến giáp cao, tuyến yên sẽ giảm sản xuất TSH để hạn chế sự sản xuất hormone của tuyến giáp.
Bình thường, TSH có giá trị trung bình từ 0,49 - 4,67 mU/L. Khi xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp, nếu giá trị của TSH cao hơn bình thường thì tuyến giáp hoạt động kém, sản xuất không đủ hormone tuyến giáp, bạn có thể bị suy giáp.
Mặt khác, nếu chỉ số TSH thấp hơn mức bình thường, điều này cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức và sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn cần thiết, dẫn đến tình trạng cường giáp.
T4 - Thyronxine
Đây là một loại hormone quan trọng do tuyến giáp sản xuất, có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hormone T4 tồn tại trong hai dạng: dạng gắn với protein và dạng tự do (FT4), trong đó dạng tự do có hoạt tính sinh học cao và dễ dàng giao tiếp với các tế bào trong cơ thể.
Bình thường, T4 có giá trị trung bình từ 45,2 - 110 ng/ml. Chỉ số T4 được kết hợp đồng thời với chỉ số TSH để đưa ra chẩn đoán, cụ thể: TSH cao và T4 thấp, bạn có thể bị suy giáp. TSH thấp và T4 cao có thể do cường giáp. Cả TSH và T4 đều cùng thấp, bạn có thể mắc bệnh liên quan đến tuyến yên.
Các chỉ số xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán
T3 - Triiodothyronine
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp này được thực hiện nếu bạn có các biểu hiện lâm sàng cho thấy bị cường giáp nhưng chỉ số TSH thấp, T4 trong ngưỡng bình thường. Lúc này, dựa vào chỉ số T3, bác sĩ sẽ chẩn đoán và xác định bạn bị cường giáp là do hormone này T3 - Triiodothyronine này.
Bình thường, T3 có giá trị trung bình từ 1,3 - 3,1 nmol/l hoặc 0,8 - 2,0 ng/ml. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy T3 cao hơn bình thường nhưng TSH thấp, T4 trung bình thì vẫn kết luận được bạn bị cường giáp.
4. Địa chỉ làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Bạn có thể làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại các phòng khám hay bệnh viện có chức năng thực hiện. Hoặc đơn giản nhất là sử dụng dịch vụ xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC có hệ thống rộng khắp cả nước, khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Ngoài đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất với độ chính xác cao nhất.
Khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC
Đặc biệt, tại tất cả hệ thống văn phòng và chuỗi chi nhánh của MEDLATEC đều cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, phục vụ 24/7 tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ Tết. Khách hàng chỉ cần liên hệ để đặt lịch trước, đến hẹn, kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi yêu cầu để lấy mẫu. Khách hàng không phải mất thời gian và chi phí cho việc đi lại, chờ đợi.
Mẫu máu lấy được để làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp được bảo quản và vận chuyển cẩn thận về Trung tâm Xét nghiệm. Khách hàng được nhận kết quả nhanh chóng qua địa chỉ yêu cầu hoặc truy cập vào website hay ứng dụng My Medlatec. Mọi thắc mắc về kết quả sẽ được bác sĩ trao đổi và tư vấn cụ thể qua điện thoại.
Chi phí cho dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi không khác so với chi phí được niêm yết tại bệnh viện. Mỗi một lần lấy mẫu, khách hàng chỉ cần trả thêm 10.000 VNĐ phụ thụ phí cho việc đi lại.
Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ cũng như chủ động đặt lịch lấy mẫu trước, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ và mang đến giải pháp tốt nhất cho quý khách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!