Tin tức
Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm tuyến giáp?
- 01/09/2023 | Điều trị sóng cao tần u tuyến giáp an toàn, hiệu quả cùng MEDLATEC
- 01/11/2023 | Dấu hiệu ung thư tuyến giáp và cách chẩn đoán, điều trị
- 01/03/2024 | Bạn biết gì về viêm tuyến giáp sau sinh?
1. Tìm hiểu về tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất nằm ở phía trước cổ họng đảm nhiệm chức năng tiết các hormone gồm Thyroxine (T4), Triiodo-Thyroxine (T3) điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tăng cường sản xuất nhiệt, kích thích sinh trưởng phát dục, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể,...
Khi tuyến giáp có hiện tượng bất thường, các chức năng này sẽ bị ảnh hưởng. Có rất nhiều bệnh lý xảy ra ở tuyến giáp do những nguyên nhân khác nhau. Một số bệnh thường gặp có thể kể đến như:
- Suy giáp: Xảy ra với những trường hợp tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả do bị cắt bỏ một phần, viêm nhiễm hay khối u chèn ép,… Khi đó, khả năng sản xuất hormone suy yếu làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác.
- Cường giáp: Là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức làm gia tăng khả năng sản xuất hormone gây dư thừa trong máu và rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể.
- Basedow: Là bệnh tự miễn của tuyến giáp với những triệu chứng đặc trưng như mắt lồi, tính cách thay đổi, khó tập trung, mất ngủ, sụt cân,…
- Ung thư tuyến giáp: Là hiện tượng các tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường dẫn đến mất kiểm soát và hình thành khối u. Bệnh cần được phát hiện và can thiệp xử lý sớm, đúng cách nếu không sẽ biến chứng nguy hiểm.
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ họng và có hình dáng như một con bướm
2. Những ai cần xét nghiệm tuyến giáp?
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như vướng víu cổ họng, khó khăn mỗi khi nuốt, sờ thấy tuyến giáp to hơn bình thường, thay đổi giọng nói, ho dai dẳng, nhịp tim nhanh,… thì bạn nên đi khám và thực hiện tuyến giáp để kiểm tra tình trạng.
Ngoài ra, đối tượng sau nên thực hiện tuyến giáp thường xuyên:
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, đã mãn kinh.
- Người có tiền sử mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc gia đình có người đã từng hay đang bị tuyến giáp.
- Người sống trong điều kiện thiếu thốn, chế độ ăn uống không đảm bảo hoặc môi trường xung quanh ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Người thực hiện xạ trị ở những khu vực gần cổ.
- Bệnh nhân bị bệnh tim, gan, thận, tiểu đường hoặc ung thư gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của tuyến giáp.
Xét nghiệm tuyến giáp giúp phát hiện những bất thường tại cơ quan này
3. Các phương pháp tuyến giáp phổ biến
Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sớm những bất thường của tuyến giáp. Một số loại xét nghiệm phổ biến là:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các hormone T3, T4, FT3, FT4, TSH. Thông qua các chỉ số này có thể đánh giá được khả năng hoạt động của tuyến giáp và nguy cơ mắc bệnh để từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp.
- Chỉ số T3 bình thường sẽ trong khoảng: 1.3 - 3.1 nmol/l.
- Chỉ số T4 bình thường trong giới hạn: 12 - 22 pmol/l.
- Chỉ số TSH bình thường dao động trong khoảng: 0.27 - 4.2 U/ml.
Xét nghiệm TSH thường được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh cường giáp và suy giáp.
Xét nghiệm miễn dịch
Mục đích của xét nghiệm là đánh giá khả năng phản ứng của cơ thể với kháng thể liên quan hormone tuyến giáp. Nếu kết quả xét nghiệm có sự hiện diện của kháng thể tuyến giáp thì đồng nghĩa chức năng tuyến giáp bất thường. Những trường hợp chẩn đoán tuyến giáp tự miễn thường sử dụng xét nghiệm kháng thể như Anti TPO hoặc Anti TG.
Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tuyến giáp khác nhau
Các kiểm tra khác
Ngoài những xét nghiệm trên, bác sĩ còn có thể bệnh nhân thực hiện những kiểm tra chuyên sâu khác như:
- Kiểm tra độ tập trung của iod: Bệnh nhân được sử dụng một lượng iod nhất định trước khi đo. Phương pháp này giúp phát hiện bạn có đang bị bệnh cường giáp hay không.
- Xạ hình tuyến giáp: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng một lượng iod phóng xạ đưa vào cơ thể, khi đó, các tế bào tuyến giáp sẽ bị hấp thu. Thông qua hình ảnh được chất phóng xạ ghi lại có thể quan sát được cấu trúc bất thường của tuyến giáp.
- Siêu âm tuyến giáp: Giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh trực quan của tuyến giáp, xác định vị trí, kích thước nhân giáp.
- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết của tuyến giáp phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Sinh thiết: Được áp dụng với những trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Bác sĩ sẽ lấy mô tế bào từ tuyến giáp để quan sát dưới kính hiển vi, từ đó có thể phát hiện được những bất thường đồng thời xác định khối u là lành tính hay ác tính cũng như mức độ bệnh lý.
Mặc dù đa số các trường hợp bệnh lý tuyến giáp là lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả khó lường. Xét nghiệm tuyến giáp là một trong những việc làm cần thiết giúp bạn sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả nhất.
Việc lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện đóng vai trò quan trọng đối với độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ nào uy tín thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với nghề. Hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế cũng được chú trọng đầu tư hiện đại, nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC được đánh giá chất lượng hàng đầu trong nước, quản lý và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng sở hữu 2 chứng chỉ quan trọng là ISO 15189:2012 và CAP.
Ngoài ra, MEDLATEC còn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực lấy mẫu xét nghiệm tận nơi an toàn, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian. Chi phí dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi sẽ hoàn toàn giống với khi thực hiện tại cơ sở, khách hàng chỉ tốn thêm phụ phí 10.000 đồng cho một lần lấy mẫu.
Đông đảo khách hàng lựa chọn MEDLATEC để kiểm tra tuyến giáp
Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm tận nơi với MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56 sẽ có tổng đài viên tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!