Tin tức
Xét nghiệm Ferritin: Phương pháp hiệu quả đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt
- 14/11/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin - con đường tắt thăm dò sắt trong máu
- 23/04/2020 | Xét nghiệm Ferritin có ý nghĩa gì?
- 03/02/2020 | Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ferritin để đánh giá sức khỏe?
1. Xét nghiệm Ferritin được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Ferritin là một dạng protein dự trữ sắt và thường tồn tại ở các tế bào gan cùng với tế bào miễn dịch. Khi cơ thể cần sắt, thì Ferritin sẽ giải phóng lượng sắt dự trữ. Xét nghiệm Ferritin được thực hiện để xác định nồng độ Ferritin trong máu:
+ Nếu nồng độ Ferritin thấp thì lượng sắt dự trữ trong cơ thể cũng thấp và cơ thể của bạn có nguy cơ cao bị thiếu sắt.
+ Ngược lại, nếu nồng độ Ferritin cao thì lượng sắt dự trữ quá nhiều và cơ thể có thể đang xảy ra tình trạng ứ sắt.
Xét nghiệm Ferritin được thực hiện để xác định nồng độ Ferritin trong máu
- Những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm Ferritin:
+ Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh: Đối với những bệnh nhân nghi ngờ bị thừa sắt hoặc thiếu sắt thì có thể thực hiện loại xét nghiệm này để biết được tình trạng lưu trữ sắt trong cơ thể đang như thế nào?
+ Thực hiện trong quá trình theo dõi bệnh lý: Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như rối loạn sắt và đang trong quá trình điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm này để theo dõi tiến triển bệnh, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh ra sao.
+ Thực hiện xét nghiệm khi bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức đầu, da xanh xao, tinh thần uể oải,....
Nhiều trường hợp bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác như xét nghiệm sắt huyết thanh hay xét nghiệm khả năng gắn sắt toàn phần,... để có thêm những dữ liệu cần thiết và từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
+Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, cần nhịn ăn trước 6 tiếng.
+ Mẫu máu xét nghiệm sẽ được lấy từ đường tĩnh mạch.
+ Nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên báo với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
+ Sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bạn có thể hoạt động bình thường. Lượng máu lấy ít nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
2. Chỉ số xét nghiệm Ferritin bất thường cảnh báo điều gì?
- Chỉ số trung bình của xét nghiệm Ferritin như sau:
+ Đối với nam giới: Chỉ số trung bình từ 24 đến 336 ng/ml hay 24 đến 336 μg/l
+ Đối với nữ giới: Chỉ số trung bình từ 11 đến 307 ng/ml hay 11 đến 307 μg/l.
Chỉ số Ferritin tăng có thể do viêm khớp dạng thấp
- Chỉ số Ferritin giảm là do:
+ Chế độ ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
+ Do người bệnh bị thiếu máu.
+ Phụ nữ bị mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt.
+ Các trường hợp bị rối loạn hấp thu ruột non.
+ Một số trường hợp bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông dẫn tới mất máu bên trong và bên ngoài.
- Chỉ số Ferritin tăng là do một số nguyên nhân sau:
+ Bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Cường giáp.
+ Tiểu đường tuýp 2.
+ Bệnh bạch cầu.
+ U lympho Hodgkin.
+ Do nhiễm độc sắt.
+ Người bệnh phải truyền máu thường xuyên.
+ Bệnh nhân mắc một số bệnh lý về gan.
3. Gợi ý các phương pháp phòng chống thiếu sắt
Cách để bổ sung sắt cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt và uống viên sắt bổ sung theo chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Nên áp dụng chế độ ăn đa dạng thực phẩm: Khi ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, cơ thể sẽ được bổ sung các loại dưỡng chất đa dạng khác nhau, nên ưu tiên một số thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại thịt đỏ, gan động vật, bí ngô, các loại đậu, bông cải xanh, đậu phụ, socola đen, rau bina, cá, một số loại động vật có vỏ,… Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như dâu tây, kiwi, ớt chuông, cam, bưởi,… để tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Nên ăn thực phẩm có chứa nhiều sắt
- Với những đối tượng cần nhiều sắt hơn, đặc biệt là phụ nữ có thai, ngoài việc bổ sung những thực phẩm lành mạnh, ưu tiên những thực phẩm chứa sắt, chị em cũng có thể bổ sung sắt dưới dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ.
Tất cả những trường hợp muốn bổ sung viên sắt đều cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng, không lạm dụng để tránh dư thừa sắt, gây ra những vấn đề về sức khỏe.
Khi có những dấu hiệu mệt mỏi bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe, thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể.
Nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm
Nếu bạn đang phân vân về một địa chỉ y tế để thực hiện xét nghiệm Ferritin hay một số xét nghiệm quan trọng khác, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chắc chắn các dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC sẽ khiến bạn hài lòng.
Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. MEDLATEC cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Bệnh viện cung cấp đa dạng các gói khám phù hợp với nhiều khách hàng và giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh. Ngoài dịch vụ khám chữa bệnh tại viện, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất thuận tiện. Để được giải đáp các thắc mắc về sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt trước lịch khám bệnh, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!