Tin tức
Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin - con đường tắt thăm dò sắt trong máu
1. Xét nghiệm Ferritin là gì?
Xét nghiệm Ferritin được thực hiện nhằm đo lượng sắt dưới dạng dự trữ. Xét nghiệm này cho biết lượng sắt dự trữ trong cơ thể thừa hay thiếu hay bình thường.
Nếu như bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý có liên quan thì hoàn toàn có thể làm xét nghiệm này để dễ dàng hơn trong theo dõi bệnh lý. Việc tạo ra phác đồ từ tiến hành xét nghiệm sẽ giúp quá trình điều trị thêm chính xác và nhanh chóng. Đó cũng là 1 trong những ý nghĩa xét nghiệm Ferritin quan trọng.
Xét nghiệm Ferritin thăm dò lượng sắt trong cơ thể
1.1. Làm xét nghiệm Ferritin khi nào là hợp lý?
Có thể chỉ định thử nghiệm Ferritin vì nhiều lý do:
-
Trong chẩn đoán: Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân thiếu sắt hoặc thừa sắt, có thể đề nghị xét nghiệm ferritin để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý.
-
Theo dõi bệnh lý Nếu như chẩn đoán là rối loạn chất sắt trong cơ thể, bác sĩ có thể tiến hành thử nghiệm ferritin nhằm theo dõi tình trạng và hướng dẫn điều trị.
-
Một số trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như: mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, người xanh xao, giảm ham muốn, mất tinh thần,… thì bác sĩ cũng yêu cầu làm xét nghiệm này, vì trong những trường hợp này nguy cơ lượng Ferritin trong máu khá cao.
1.2. Việc xét nghiệm Ferritin có hiệu quả hay không?
Khi được sử dụng để xác định lượng sắt trong cơ thể, xét nghiệm Ferritin có thể kết hợp cùng những loại xét nghiệm sau đây: sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn phần,... Kết quả những xét nghiệm này cho thấy thông tin bổ sung về hàm lượng sắt cần biết, dẫn tới hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán.
2. Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin là gì?
Sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán phân biệt các dạng thiếu máu khi phối hợp hàm lượng nồng độ Ferritin với nồng độ sắt và khả năng gắn sắt của cơ thể. Và ý nghĩa xét nghiệm Ferritin cụ thể như sau:
Thiếu máu là một trong những tình huống lâm sàng nên thực hiện xét nghiệm Ferritin
Nồng độ Ferritin thấp là dấu hiệu nhận biết được khi cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nguyên nhân có thể do thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu, chảy máu,... khiến cho không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Nồng độ Ferritin tăng cao có thể gặp trong một số bệnh như hemochromatosis khi cơ thể tích trữ quá nhiều sắt tại mô cơ quan. Hoặc có thể gặp ở những người có tiền sử truyền máu nhiều lần, uống thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, viêm gan virus mạn tính,…
3. Cách lấy xét nghiệm Ferritin
3.1. Chuẩn bị
Bệnh nhân cần nhịn ăn trước 6 tiếng khi tiến hành lấy máu làm xét nghiệm này.
Thực hiện lấy mẫu máu trong xét nghiệm rất đơn giản và nhanh chóng
3.2. Tiến hành lấy mẫu máu
Trong quá trình xét nghiệm Ferritin, bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Các mẫu máu lấy được sẽ gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích chẩn đoán. Bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trở lại ngay lập tức.
4. Trị số đánh giá có ý nghĩa xét nghiệm Ferritin như thế nào?
Đối với xét nghiệm Ferritin, một người khỏe mạnh bình thường giao động từ 12 - 300 ng/ml, nữ giới giao động từ 12 - 150 ng/ml.
Khi kết quả xét nghiệm thay đổi giữa hai mức độ tăng hoặc giảm có nghĩa là:
-
Khi chỉ số tăng: bệnh nhân có thể gặp ở những tình huống như viêm gan virus mạn tính, nhiễm độc sắt do dùng thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, truyền máu nhiều lần,…
-
Khi chỉ số giảm: bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng,…
Kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều trạng thái bệnh lý
5. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm Ferritin
Những trường hợp sau có khả năng dẫn tới tăng giảm nồng độ Ferritin trong máu:
-
Sau khi sử dụng các chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình.
-
Sau khi truyền máu.
-
Nạp vào cơ thể các chất bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao.
-
Huyết thanh có chứa nồng độ lipid cao.
6. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng
-
Cải thiện chế độ ǎn, đa dạng hoá thức ǎn: sử dụng nhiều loại thức ǎn khác nhau, đặc biệt là nguồn thức ăn chứa hàm lượng sắt cao như thịt, trứng, tiết, rau quả giàu vitamin C.
-
Kết hợp sắt với protein, đặc biệt là protein động vật chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt gà và cá. Nếu chỉ bổ sung riêng thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
-
Với người ăn chay: nên bổ sung các loại rau lá xanh (cải chíp, cải làn, bạc hà,...). Khoai tây, nho khô, mận khô, đậu hà lan,... đều rất giàu chất sắt. Những loại quả giàu chất sắt có thể dùng gồm: quả lựu, mơ, chuối, nho đen,…
Bổ sung sắt từ những thực phẩm hàng ngày
-
Với đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt: sử dụng biện pháp bổ sung viên sắt. Phụ nữ có thai cần kết hợp ǎn uống khoa học với uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai cho tới sau sinh 1 tháng. Với trẻ em cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ nếu muốn bổ sung sắt.
-
Tǎng cường sắt vào thực phẩm: khoa học ngày nay đang tiến hành nghiên cứu đưa sắt vào thức ǎn (bánh biscuit, nước mắm,...) nhằm cung cấp một lượng sắt đủ cho nhu cầu qua thức ǎn hàng ngày.
-
Phối hợp với các chương trình chǎm sóc sức khỏe đại chúng: phòng chống nhiễm khuẩn, giun sán, vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin giúp đánh giá tổng quan trạng thái cơ thể
Nhìn chung, ý nghĩa xét nghiệm Ferritin giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh lý người mắc bệnh. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sự lựa chọn hàng đầu trong thực hiện xét nghiệm máu. Sở hữu 23 năm kinh nghiệm hiện hành cùng đội ngũ Giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, bệnh viện luôn đặt lợi ích của khách hàng lên làm mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đặt trước lịch khám bệnh, khách hàng vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!