Tin tức

Xét nghiệm GBS là gì và tại sao phụ nữ mang thai cần thực hiện?

Ngày 27/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm GBS là một trong những xét nghiệm phổ biến được chỉ định cho tất cả phụ nữ mang thai. Vậy xét nghiệm này là gì và nên được thực hiện khi nào? Hãy cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm GBS và những thông tin tổng quan

GBS (viết tắt của Group B Streptococcus), có nghĩa là liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là một trong các loại vi khuẩn sống trong cơ thể, chúng thường xuất hiện ở âm đạo và trực tràng của phụ nữ. 

GBS được xem là “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm trùng sơ sinh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị lây bệnh từ mẹ trong quá trình chuyển dạ. 

Do đó, việc nắm bắt được nguy cơ sản phụ có bị nhiễm GBS trước sinh hay là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ đưa ra các quyết định xử trí phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng chỉ định việc theo dõi trẻ sau sinh để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh, từ đó có hướng điều trị kịp thời.


Xét nghiệm GBS giúp phát hiện vi khuẩn GBS ở phụ nữ mang thai

Vì vậy, việc chỉ định xét nghiệm GBS nhằm phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn GBS ở phụ nữ mang thai là điều cần thiết để sàng lọc bệnh. Trong sàng lọc trước sinh định kỳ, tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm GBS.  

2. Kết quả của xét nghiệm GBS mang ý nghĩa gì? 

Khi nhiễm GBS thai phụ sẽ không có triệu chứng rõ ràng, do đó việc thực hiện xét nghiệm GBS là phương tiện duy nhất để trả lời cho câu hỏi: “Liệu người phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh hay không”? 

Khi thực hiện xét nghiệm GBS sẽ có hai trường hợp xảy ra, cụ thể như sau: 

  • Trường hợp kết quả xét nghiệm GBS âm tính: không nhiễm vi khuẩn GBS.
  • Trường hợp kết quả xét nghiệm GBS dương tính: Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. GBS không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, tuy nhiên nó chính là nguyên nhân gây ra một số tình trạng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non. 


Xét nghiệm GBS được khuyến cáo thực hiện ở tất cả phụ nữ mang thai 

Trong trường hợp xét nghiệm GBS cho kết quả dương tính đồng nghĩa với việc thai phụ bị nhiễm GBS và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm GBS khi chuyển dạ, do đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp: 

  • Điều trị kháng sinh ở phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm GBS với mục đích bảo vệ bé không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên chỉ được chỉ định kháng sinh khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc vỡ ối, không dùng kháng sinh trước khi chuyển dạ;
  • Nên tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành làm kháng sinh đồ với mục đích xác định loại kháng sinh phù hợp cho từng cá nhân. Hai loại kháng sinh phổ biến trong trường hợp này là penicilin và ampicillin vì được xem là an toàn nhất với phụ nữ có thai;
  • Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS, mẹ bầu có thể sử dụng kháng sinh trước khi chuyển dạ và ít nhất 4 giờ trước khi sinh thì trẻ không cần theo dõi đặc biệt sau sinh. Nếu trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ nhiễm GBS và mẹ bầu đã không tiêm kháng sinh ít nhất 4 giờ trước sinh, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ trong 12 giờ đầu về tình trạng sức khỏe bao gồm nhịp tim, khả năng bú hay nuốt sữa. 

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm GBS 

3.1 Phương pháp xét nghiệm GBS phổ biến 

Bác sĩ sẽ sử dụng một que tăm bông vô khuẩn, chuyên dụng để lấy mẫu dịch từ âm đạo và trực tràng của thai phụ. 

3.2 Thời điểm thực hiện xét nghiệm GBS

Xét nghiệm GBS thường được chỉ định thực hiện vào tuần thai thứ 35 - 37 tuần + 6 ngày đối với đơn thai. Từ 32 - 34 tuần đối với trường hợp mang đa thai hoặc có dấu hiệu vỡ ối sớm, sinh non.

Việc thực hiện tại các thời điểm không đúng như khuyến cáo có thể gây ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Do đó, phụ nữ mang thai nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm GBS (liên cầu khuẩn nhóm B) theo đúng thời gian khuyến nghị nhằm đem lại hiệu quả chẩn đoán cao nhất. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra khuyến cao và tư vấn cụ thể nhằm giúp mẹ bầu hạn chế những rủi ro có thể gặp phải, an tâm một thai kỳ khỏe mạnh. 

3.3 Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm GBS

Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế có thực hiện triển khai xét nghiệm GBS. Tuy nhiên, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của xét nghiệm GBS đối với sức khỏe sinh sản, các thai phụ cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện xét nghiệm này.

Thấu hiểu được những lo lắng của bậc làm cha, làm mẹ trên hành trình chào đón con yêu chào đời khỏe mạnh cùng phương châm lấy chất lượng làm trụ cột, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng thực hiện xét nghiệm GBS cùng hơn 2,000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu thuộc đầy đủ chuyên khoa. 


Hàng triệu bà bầu tin tưởng sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại MEDLATEC 

MEDLATEC cam kết mang đến kết quả xét nghiệm chính xác nhất trên hệ thống máy xét nghiệm tự động hoàn toàn, nhập khẩu từ các hãng uy tín trên thế giới, áp dụng song hành hai tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP. Đồng thời, thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC, các thai phụ hoàn toàn an tâm bởi nhận được sự tư vấn tận tình từ đội ngũ chuyên gia giàu chuyên môn, kinh nghiệm.

Nhằm mang lại tối đa tiện ích cho người dân trong quá trình chăm sóc sức khỏe, Hệ thống Y tế MEDLATEC phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với chi phí đi lại chỉ 10,000 VNĐ/ địa chỉ. 


MEDLATEC sở hữu năng lực xét nghiệm vượt trội

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về xét nghiệm GBS và vai trò quan trọng của xét nghiệm này đối với sức khỏe thai phụ và trẻ em. Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm hoặc tư vấn các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.