Tin tức

Xét nghiệm GBS là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GBS đối với mẹ và bé

Ngày 26/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
GBS có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi khi bị nhiễm GSB từ mẹ trong quá trình chuyển dạ. Do vậy, xét nghiệm GBS là xét nghiệm thường quy đối với tất cả phụ nữ mang thai. Vậy xét nghiệm GBS là gì? Tại sao cần phải xét nghiệm GBS?

1. Xét nghiệm GBS là gì? 

GBS viết tắt của Group B streptococcus là liên cầu khuẩn nhóm B, thường được tìm thấy trong trực tràng và âm đạo của phụ nữ có thai. Đa phần mẹ bầu bị nhiễm GSB thường không có triệu chứng gì. Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có thể bị nhiễm GSB từ mẹ. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm GSB có thể gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy xét nghiệm GBS là xét nghiệm sàng lọc rất quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. 

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B gây nguy hiểm cho thai

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B gây nguy hiểm cho thai

2. Tại sao cần phải xét nghiệm GBS?

Xét nghiệm GBS là cần thiết bởi vì đây là nguyên nhân gây ra ca viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết của trẻ sơ sinh. Thường thì trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao lây vi khuẩn từ âm đạo mẹ.

Có hai loại nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh: nhiễm GBS khởi phát sớm và nhiễm GBS khởi phát muộn.

  • Nhiễm giai đoạn sớm: xảy ra trong 7 ngày đầu sau sinh. Phần lớn trẻ nhiễm GBS khởi phát sớm gây nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não, khoảng 10% sẽ tử vong.
  • Nhiễm GSB giai đoạn muộn: xảy ra ở những trẻ từ 7 - 90 ngày tuổi. Nhiễm GBS giai đoạn muộn thường gây viêm màng não và nhiễm trùng máu. Trường hợp nhiễm GSB giai đoạn muộn ít gặp hơn nhiều so với nhiễm GBS khởi phát sớm. Đặc biệt, hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm GBS giai đoạn muộn ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nhiễm GBS khởi phát sớm thường có dấu hiệu trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Thở rên, nhịp thở bất thường.
  • Da xanh tái, nhiệt độ bất thường.
  • Ngủ li bì, ăn kém.
  • Nhịp tim rất nhanh hoặc chậm.
  • Huyết áp giảm.
  • Đường máu giảm.

Xét nghiệm sàng lọc GBS giúp mẹ bầu hạn chế được nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con trẻ

Xét nghiệm sàng lọc GBS giúp mẹ bầu hạn chế được nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con trẻ

3. Cách xét nghiệm GBS đối với phụ nữ mang thai

Nhiều phụ nữ vì chưa từng biết xét nghiệm GBS là gì nên họ không chủ động trong việc khám sàng lọc phát hiện vi khuẩn GBS trước sinh. Vậy xét nghiệm GBS được thực hiện như thế nào?

Mẹ bầu sẽ được xét nghiệm GBS từ tuần thai thứ 35 đến tuần thứ 37 6 ngày nếu mang đơn thai và xét nghiệm từ tuần thứ 32 đến 34 nếu mang đa thai. Mẫu xét nghiệm được lấy từ âm đạo và trực tràng bằng một que tăm bông chuyên dụng, thường thì sau 3-7 ngày sẽ có kết quả âm tính hay dương tính.

Xét nghiệm bằng tăm bông được thực hiện như sau:

  • Mẫu được lấy từ âm đạo và trực tràng. Mẫu được đem tới phòng thí nghiệm để phân tích và xác định sự có mặt của vi khuẩn GBS.
  • Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường chuyên biệt thường được sử dụng phổ biến.

Cách xét nghiệm vi khuẩn GBS bằng tăm bông chuyên dụng

Cách xét nghiệm vi khuẩn GBS bằng tăm bông chuyên dụng

4. Cách phòng ngừa vi khuẩn GBS

Biết được xét nghiệm GBS là gì và ý nghĩa của xét nghiệm GBS khi mang thai giúp bác sỹ có phương án điều trị kịp thời khi chuyển dạ sinh. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng bào thai và dịch ối, nhiễm trùng huyết và có thể gây ra nhiễm trùng màng lót tử cung ở phụ nữ mang thai. 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn GBS xâm nhập đó là xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Cách điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn GBS

Penicillin đường tiêm là loại kháng sinh phổ biến nhất dùng để  phòng ngừa nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh. Để đạt hiệu quả tối ưu, điều trị này cần được tiến hành ngay khi người mẹ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi ối vỡ. Việc điều trị kháng sinh kịp thời cho phụ nữ mang thai nhiễm GBS trong quá trình chuyển dạ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho trẻ (chỉ khoảng 1%).

Bác sĩ cần trao đổi với mẹ bầu về lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng kháng sinh trong lúc chuyển dạ để ngăn ngừa nhiễm trùng GBS khởi phát sớm ở trẻ. Nếu bà mẹ không đồng ý dùng kháng sinh khi chuyển dạ thì đứa trẻ sinh ra cần được theo dõi chặt chẽ trong ít nhất 12 giờ đầu sau khi sinh do nguy cơ cao mắc phải GBS giai đoạn sớm.

Đối với trẻ sơ sinh, nếu sinh đủ tháng (sau 37 tuần) và mẹ bầu đã được tiêm kháng sinh khi chuyển dạ ít nhất 4 giờ trước sinh thì trẻ không cần theo dõi đặc biệt sau sinh.

Nếu trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ nhiễm GBS và mẹ bầu không tiêm kháng sinh ít nhất 4 giờ trước sinh thì trẻ cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu nhiễm trùng trong ít nhất 12 giờ đầu sau sinh. Việc theo dõi bao gồm đánh giá tình trạng chung của trẻ, nhịp tim, nhiệt độ, nhịp thở, khả năng bú hoặc nuốt sữa. Tỉ lệ trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển nhiễm trùng GBS sau 12 giờ là rất thấp.

Bài viết trên đây đã làm rõ xét nghiệm GBS là gì và ý nghĩa của xét nghiệm GBS đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Xét nghiệm GBS là bước quan trọng trong việc bảo vệ sinh khỏe của mẹ và bé, nhất là ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng và sự phát triển của trẻ. 

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết thời điểm nào khám sàng lọc GBS phù hợp? Địa chỉ nào để xét nghiệm GBS uy tín? Một gợi ý dành cho chị em đó chính là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ giàu tâm huyết, kinh nghiệm và chuyên môn trong khám sản phụ khoa. Ngoài ra, MEDLATEC có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng nhận ISO 15189:2012 do Bộ khoa học và Công nghệ cấp phép và chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ, qua đó mang đến kết quả xét nghiệm, sàng lọc trước sinh chính xác cho các mẹ bầu.

MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tiện lợi. Với dịch vụ này, chị em không cần đến trực tiếp bệnh viện mà sẽ có cán bộ y tế của MEDLATEC đến tận địa chỉ chị em đã hẹn để thu thập mẫu mang về phân tích ở phòng xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi qua tin nhắn, các chuyên gia của MEDLATEC cũng sẽ gọi điện tư vấn và đưa ra lời khuyên trong cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao chị em có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Trung tâm Xét nghiệm hiện đại của MEDLATEC

Trung tâm Xét nghiệm hiện đại của MEDLATEC

Quý khách hàng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám và lấy mẫu xét nghiệm tại tất cả các chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.