Tin tức
Xét nghiệm mảnh vỡ hồng cầu trong bệnh lý thiếu máu tán huyết mắc phải
- 18/06/2016 | Vitamin B12 và folate: vai trò trong đánh giá thiếu máu hồng cầu to, rối loạn thần kinh, ng...
- 19/07/2019 | Sức bền hồng cầu - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh lý huyết sắc tố và thiếu máu tan máu
- 04/04/2020 | Những điều cần biết về tình trạng hồng cầu niệu
- 01/02/2020 | Xét nghiệm máu lắng ESR đo lường tốc độ lắng hồng cầu
- 04/08/2019 | Xét nghiệm RBC đánh giá chỉ số hồng cầu trong máu
1. Sơ lược về mảnh vỡ hồng cầu
1.1. Mảnh vỡ hồng cầu là gì?
Mảnh vỡ hồng cầu (Schistocyte hay còn được gọi là Fragmented RBC) là hồng cầu bị phân mảnh, có thể có nhiều hình dạng khác nhau như: hình tam giác, hình mũ bảo hiểm hoặc hình dấu phẩy với các cạnh nhọn,…
Mặc dù thông thường không có thay đổi về khả năng biến dạng nhưng đời sống của loại tế bào này bị rút ngắn thấp hơn đời sống của một hồng cầu bình thường (tức ngắn hơn 120 ngày). Hình dạng bất thường của các tế bào này có thể khiến chúng bị tán huyết hoặc bị đại thực bào tiêu hủy tại lá lách.
Hình ảnh hồng cầu bình thường
1.2. Nguyên nhân hình thành mảnh vỡ hồng cầu
Mảnh vỡ hồng cầu được tìm thấy trên tiêu bản máu ngoại vi là một đặc điểm của thiếu máu huyết tán vi mạch (MAHA).
Nguyên nhân của MAHA có thể do đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC), xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, hội chứng HELLP, bệnh lý van tim cơ học,…
Những bệnh lý vi mạch này hình thành những cục máu đông trong lòng mạch, một mạng lưới fibrin được tạo ra trong mạch máu khiến các hồng cầu đi qua bị phân mảnh. Dưới tác động của dòng chảy áp lực cao trong vi mạch hoặc dòng xoáy máu khi đi qua van tim cơ học “bị hỏng” tạo ra các mảnh vỡ.
Sự hình thành mạng lưới fibrin là một trong những nguyên nhân tạo ra mảnh vỡ
2. Xét nghiệm tìm mảnh vỡ hồng cầu được thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi lấy máu thực hiện xét nghiệm.
Mẫu bệnh phẩm cần lấy đảm bảo:
-
Máu tĩnh mạch được lấy vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA.
-
Máu mao mạch được lấy trực tiếp từ đầu ngón tay.
Cách thức tiến hành:
-
Máu sau khi lấy sẽ được chuyển về phòng xét nghiệm, thực hiện kỹ thuật làm tiêu bản giọt đàn.
-
Nhuộm lam kính bằng dung dịch Giemsa 10%.
Đọc kết quả xét nghiệm:
Quan sát hình thái tế bào hồng cầu (màu hồng đậm), tìm và nhận định những tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường (hình tam giác, hình mũ bảo hiểm hoặc hình dấu phẩy với các cạnh nhọn,…)
Hình ảnh mảnh vỡ hồng cầu trong tiêu bản máu ngoại vi
3. Ý nghĩa xét nghiệm tìm mảnh vỡ hồng cầu trong một số bệnh lý
Khi mắc các bệnh lý huyết tán vi mạch hay bệnh lý van tim nhân tạo, trong máu ngoại vi sẽ có thể xuất hiện các mảnh vỡ của hồng cầu. Việc xét nghiệm tìm các mảnh vỡ này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho bác sĩ phát hiện bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
-
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): bệnh lý xảy ra do sự hình thành quá nhiều cục huyết khối trong lòng mạch, kèm theo các biến đổi fibrinogen thành fibrin trong vi tuần hoàn, gây tiêu thụ quá nhiều yếu tố đông máu dẫn đến tình trạng chảy máu.
-
Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ: chửa trứng, viêm bể thận do thai nghén, sốc do chảy máu, sốc chấn thương, bỏng nặng hay nhiễm khuẩn máu,…
-
Bệnh gây chảy máu (tiêm chích máu không đông, chảy máu nội tạng,…), sốc. Giai đoạn sau xuất hiện biểu hiện của tổn thương phủ tạng (suy thận cấp, suy tim cấp, suy gan cấp, hôn mê, co giật,…)
-
Giá trị mảnh vỡ trong khoảng từ 0,5% đến 1% thường là gợi ý của DIC.
-
Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP): là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi thiếu máu huyết tán vi mạch và giảm tiểu cầu.
-
Biểu hiện đặc trưng gồm “ngũ chứng kinh điển” là: Giảm tiểu cầu, dấu hiệu thần kinh khu trú (lẫn lộn, đau đầu,…), tan máu, sốt, triệu chứng suy thận.
Biểu hiện bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
-
Bệnh dẫn tới sự kích hoạt yếu tố von-Willebrand gắn với các tiểu cầu đã hoạt hóa làm trung gian gây ra kết tập tiểu cầu. Khi những tiểu cầu cuối cùng được loại bỏ thì kết quả hình thành sợi fibrin vẫn còn. Những sợi fibrin này cùng với áp lực từ dòng máu gây ra sự phân mảnh của các tế bào hồng cầu, dẫn đến sự hình thành mảnh vỡ hồng cầu.
-
Trong TTP, số lượng mảnh vỡ chủ yếu trong khoảng 3 - 10%, nhưng > 1% là gợi ý của bệnh.
-
Bệnh lý van tim cơ học: Van tim cơ học bị rò rỉ và các thiết bị hỗ trợ tim mạch khác có thể dẫn đến thiếu máu huyết tán vi mạch và giảm tiểu cầu. Lực từ dòng máu chảy qua van tim nhân tạo với áp lực mạnh dẫn đến sự phân mảnh của hồng cầu và hình thành lên các mảnh vỡ. Điều này rất hiếm gặp và chỉ khoảng 3% bệnh nhân gặp phải.
4. Xét nghiệm mảnh vỡ hồng cầu ở đâu?
Đây là một xét nghiệm được thực hiện đơn giản nhưng mang lại giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh thiếu máu tán huyết mắc phải cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng.
Nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh như trên bài viết vừa giới thiệu (dễ nhận thấy nhất là xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…) và những trường hợp các bác sĩ chỉ định xét nghiệm mảnh vỡ hồng cầu để định hướng điều trị bệnh, thì bạn nên cân nhắc những cơ sở y tế uy tín với kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất phục vụ cho việc chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đang là một trong những cơ sở y tế đi đầu về lĩnh vực xét nghiệm với gần 25 năm hoạt động và phát triển, tự hào là nơi bạn có thể đặt niềm tin khi làm xét nghiệm và trải nghiệm dịch vụ với sự hài lòng nhất tại đây.
Bệnh viện đang triển khai thực hiện hàng trăm xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, quý khách hàng có thể đến tại các cơ sở chính tại Hà Nội để lấy mẫu làm xét nghiệm hoặc sử dụng dịch vụ tiện ích lấy máu tại nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Liên hệ ngay tổng đài miễn phí 1900565656 để được tư vấn và đặt lịch làm xét nghiệm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!