Tin tức
Xét nghiệm máu Sơn Tây ở đâu chất lượng, hợp lý?
- 02/02/2023 | Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?
- 03/02/2023 | Xét nghiệm máu tổng quát biết được những bệnh gì?
- 06/02/2023 | Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì và những lưu ý trước khi xét nghiệm
1. Các loại xét nghiệm máu thường được chỉ định
Xét nghiệm máu hay xét nghiệm huyết học là phương pháp phân tích các thành phần có trong mẫu máu của bệnh nhân. Thông qua sự thay đổi của các chỉ số có trong máu, bác sĩ có thể kiểm tra, chẩn đoán nguy cơ bệnh nhân mắc phải bệnh lý nào đó. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị bệnh.
Dưới đây là 2 phân loại của xét nghiệm máu:
1.1. Xét nghiệm máu tổng quát
Xét nghiệm máu tổng quát còn được gọi là tổng phân tích tế bào máu hay xét nghiệm công thức máu toàn phần CBC. Đây là kỹ thuật có khả năng đo lường các thành phần trong máu, từ đó đánh giá những nguy cơ bệnh lý đằng sau sự thay đổi của những chỉ số này, bao gồm chỉ số bạch cầu (WBCs), chỉ số hồng cầu (RBCs) và tiểu cầu (PLT).
Thông thường xét nghiệm máu tổng quát sẽ áp dụng cho hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi cần chẩn đoán một loại bệnh lý nào đó (ví dụ như bệnh về máu) thì kỹ thuật này cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng cần được chỉ định. Kết quả của xét nghiệm máu tổng quát sẽ tiết lộ liệu rằng bệnh nhân đó có đang bị nhiễm trùng, thiếu máu, ung thư máu, hay rối loạn đông máu hay không.
Kết quả của xét nghiệm máu có thể tiết lộ tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải
1.2. Xét nghiệm sinh hóa máu
Mẫu bệnh phẩm cần được dùng để thực hiện loại xét nghiệm này đó là mẫu huyết thanh hoặc huyết tương. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể dùng để đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan, xương khớp,...
Tùy loại xét nghiệm máu mà người bệnh thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu khoảng từ 6 - 8 tiếng trước khi xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác cho kết quả.
2. Những bệnh lý có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể giúp chúng ta biết được mình thuộc nhóm máu gì, điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh cũng như công tác hiến máu. Ngoài mục đích này, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện những bệnh lý sau:
Bệnh về máu
Sự thay đổi của các thành phần có trong máu sẽ ngầm cảnh báo cho chúng ta những bất thường của cơ thể, trong đó cần phải lưu ý đến các bệnh lý về máu, cụ thể:
-
Tiểu cầu tăng giảm bất thường: tín hiệu của tụ huyết khối hoặc chứng rối loạn chảy máu;
-
Hồng cầu ở mức bất thường: nguy cơ xuất huyết, thiếu máu hoặc rối loạn hồng huyết cầu;
-
Sự thay đổi bất thường của bạch cầu: đây thường là triệu chứng của rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng máu và nguy hiểm hơn và bệnh ung thư máu;
-
Hematocrit (Hct) suy giảm là biểu hiện của chứng thiếu máu, ngược lại khi chỉ số này tăng cao thì có khả năng là cơ thể đang mất nước. Những bất thường của chỉ số này còn nói lên một điều rằng bệnh nhân đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến tủy, xương;
-
Hemoglobin (Hb) thay đổi bất thường là dấu hiệu của chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng tan máu bẩm sinh (Thalassemia) hoặc chứng rối loạn máu khác.
Bệnh lý về gan, thận
Xét nghiệm máu còn cho chúng ta kiểm tra chức năng hoạt động của gan, thận. Trong trường hợp hàm lượng creatinin và ure máu có sự thay đổi bất thường thì đây là cảnh báo cho thấy bệnh nhân đang gặp các bệnh lý về gan hoặc thận, điển hình là tăng men gan, xơ gan, viêm gan (A, B, C, E), ung thư gan,...
Ngoài mục đích hiến máu, xét nghiệm máu còn hỗ trợ trong công tác điều trị bệnh
Bệnh về đường huyết
Xét nghiệm máu cũng phản ánh được chỉ số lượng đường (glucose) có trong máu. Trước khi thực hiện xét nghiệm này bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Nếu glucose trong máu người bệnh vượt quá mức cho phép thì khả năng cao bệnh nhân đang bị đái tháo đường.
Bệnh lý tim mạch
Dựa trên chỉ số hàm lượng Triglyceride và Cholesterol trong máu, bác sĩ sẽ đánh giá được nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch của người bệnh. Sự bất thường xảy ra ở 2 chỉ số này sẽ phản ánh khả năng bệnh nhân bị các bệnh lý như xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành,...
Đối với xét nghiệm này người bệnh cần nhịn ăn khoảng 9 - 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Các bệnh lý khác
Xét nghiệm máu có có tác dụng giúp chúng chẩn đoán được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh giang mai, HIV, lậu, sùi mào gà,... Hay bệnh lý hệ thần kinh trung ương như nhiễm trùng não, thiếu máu lên não,...
Như đã đề cập, phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện. Ngoài nước lọc ra không được uống cà phê, nước ngọt, nước có gas hay đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, tránh vận động thể lực mạnh, dừng tất cả các loại thuốc điều trị dưới tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để không làm ảnh hưởng tới kết quả.
Như vậy, hy vọng rằng thông qua những thông tin do MEDLATEC cung cấp trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về các loại xét nghiệm máu cũng như lợi ích mà phương pháp này đem lại. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện xét nghiệm máu Sơn Tây, hãy đến khám ngay tại Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Sơn Tây hoặc đặt lịch trước qua tổng đài 1900 56 56 56.
Xét nghiệm máu Sơn Tây - đăng ký ngay tại MEDLATEC
Ngoài xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC Sơn tây và Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, giúp khách hàng tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí đi lại cùng nhiều tiện ích khác. Đặc biệt xét nghiệm máu tổng quát tại nhà Sơn Tây còn có chi phí ngang với giá xét nghiệm tại viện, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10.000 phụ phí đi lại lấy mẫu và trả kết quả.
Địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Sơn Tây: Số 79 Trung Sơn Trầm, Phường Trung Sơn Trầm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!