Tin tức
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
- 27/03/2019 | Prolactin chỉ định và ý nghĩa lâm sàng
- 21/03/2019 | Xét nghiệm phát hiện căn nguyên gây viêm nhiễm đường sinh dục
- 25/03/2019 | FSH ý nghĩa lâm sàng và chỉ định
1. Khái niệm
Bộ nhiễm sắc thể của người bình thường bao gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, XX ở người nữ và XY ở người nam. Công thức nhiễm sắc thể hay còn gọi là Nhiễm sắc thể đồ (Karyotype) được viết dưới dạng: 46,XX hoặc 46,XY. Bất kỳ một thay đổi nào về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể của một người so với công thức nhiễm sắc thể chuẩn, đều có thể dẫn đến các bất thường trong quá trình phát triển của người đó.
2. Cấu tạo NST
Cấu trúc của nhiễm sắc thể
(1) Chromatit
(2) Tâm động - nơi 2 chromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phânvà giảm phân
(3) Cánh ngắn
(4) Cánh dài.
3. Bệnh học nhiễm sắc thể
3.1. Bệnh do rối loạn NST thường:
3.1.1. Hội chứng Down
Hội chứng Down 47,XX (XY),+21 hay trisomy 21: Đây là rối loạn dư một nhiễm sắc thể số 21 (tam nhiễm sắc thể 21 hay Trisomy 21), thường gặp nhất ở trẻ sinh sống với tần suất 1/700-1/1000. Người bệnh Down thường biểu hiện chậm phát triển tâm thần, trí tuệ, chỉ số thông minh thấp và gần như không có khả năng học tập. Hơn 50% người bị bệnh kèm theo các dị tật bẩm sinh như: tim mạch, tiêu hóa...
Bộ nhiễm sắc thể 47,XX,+21 hội chứng Down
3.1.2. Hội chứng Edwards
Hội chứng Edward, 47,XX(XY),+18 hay trisomy 18: là rối loạn nhiễm sắc thể nặng do dư một nhiễm sắc thể 18, hay gặp với tần suất 1/3000 trẻ sinh sống. Trẻ bệnh thường sống không quá 1 tuổi và hay mắc các dị tật bẩm sinh tim, thận và các cơ quan nội tạng khác.
Nhiễm sắc thể đồ từ máu ngoại vi trong chẩn đoán sau sinh, mắc hội chứng Edward (trisomy 18): 47,XX,+18
3.1.3. Hội chứng Patau
- Hội chứng Patau, 47,XX(XY),+13 hay trisomy 13: là bất thường nhiễm sắc thể nặng do dư một nhiễm sắc thể 13, gặp 1/10 000 trẻ sinh sống. Thai nhi hội chứng Patau thường sảy thai, thai lưu hoặc tử vong sớm sau sinh và kèm theo các dị tật bẩm sinh: thần kinh (não nhỏ, não thất duy nhất…), dị tật tim, sứt môi chẻ vòm, đa ngón…
Nhiễm sắc thể đồ từ máu ngoại vi trong chẩn đoán sau sinh, mắc hội chứng Patau (trisomy 13): 47,XX,+13
3.1.4. NST Philadelphia
Nhiễm sắc thể Philadelphia: hay còn gọi là chuyển đoạn Philadelphia là một bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu có liên quan đến thể CML (Chronic Myelogenous Leukemia) của bệnh leukemia kinh dòng tủy. Đây là kết quả của sự chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 9 và số 22, t(9;22)(q34;q11). 95% người bệnh CML có bất thường này.
3.1.5. Một số rối loạn NST ít gặp
- Ba nhiễm sắc thể số 8: Mặt dài, môi dưới dày, vẹo cột sống… Có thể sống đến tuổi trưởng thành, đa số ở dạng khảm.
- Ba nhiễm sắc thể số 9: Dị dạng xương khớp, dị dạng tim mạch.
- Ba nhiễm sắc thể thứ 22: Đầu nhỏ… đa số chết trong năm đầu.
- Hội chứng 5p (Mất đoạn nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 5) hội chứng mèo kêu.
Tỷ lệ gặp 1/50000.
3.2. Rối loạn NST giới tính
3.2.1. Hội chứng Turner
Hội chứng Turner (45, XO hoặc 46,XO/46,XX): là bất thường nhiễm sắc thể do thiếu một nhiễm sắc thể giới tính X với tần suất 1/2500 nữ. Biểu hiện hay găp như lùn, cổ to, tóc mọc thấp, tai đóng thấp, tử cung và buồng trứng nhỏ, vô kinh, vô sinh…
3.2.2. Hội chứng Klinefelter
Hội chứng Klinefelter 47, XXY: dư một nhiễm sắc thể giới tính X ở nam giới. Đây là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính hay gặp nhất với tần suất 1/1000 nam. Bệnh nhân thường có tinh hoàn nhỏ và vô sinh.
4. Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
- Chẩn đoán trước sinh: Nhiễm sắc thể đồ từ tế bào dịch ối hoặc gai rau
+ Mẹ cao tuổi (>35 tuổi).
+ Thuộc nhóm nguy cơ cao khi sàng lọc huyết thanh mẹ.
+ Siêu âm thai thấy hình ảnh bất thường.
+ Bố hoặc mẹ là người mang chuyển đoạn NST cân bằng.
+ Sảy thai.
+ Lưu thai nhiều lần.
- Chẩn đoán sau sinh: Nhiễm sắc thể đồ từ máu ngoại vi.
+ Vô sinh nam và nữ.
+ Mơ hồ giới tính.
+ Khuyết tật sơ sinh.
+ Bộ mặt bất thường.
+ Tiền sử gia đình có mang các bất thường nhiễm sắc thể.
+ Chậm phát triển tinh thần vận động chưa rõ nguyên nhân.
+ Vô kinh tiên phát hoặc thứ phát.
- Ung thư: Nhiễm sắc thể đồ từ tế bào tủy xương hoặc từ khối u.
+ Bạch cầu cấp thể tủy hoặc thể lympho: đánh giá các thay đổi về nhiễm sắc thể, đặc biệt sự có mặt của một số chuyển đọan đặc hiệu như chuyển đoạn nhiễm sắc thể số 9 và 22, số 4 và 11, số 8 và 21... có giá trị phân loại và tiên lượng điều trị.
+ U nguyên bào thần kinh: đánh giá các thay đổi về nhiễm sắc thể, đặc biệt là sự lặp đoạn của gen NMYC, mất đoạn nhánh ngắn nhiễm sắc thế số 1, và thêm đoạn nhánh dài nhiễm sắc thể số 7... có giá trị có giá trị phân loại và tiên lượng điều trị.
5. Cách lấy mẫu và thời gian trả kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ đang được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
5.1. Cách lấy mẫu:
- Lấy 2ml vào ống chống đông Heparin đặc hiệu cho xét nghiệm NST đồ
5.2. Bảo quản mẫu:
- Mẫu nên được tiến hành nuôi cấy ngay sau khi lấy càng sớm càng tốt.
- Nếu mẫu vận chuyển từ xa, phải bảo quản ở nhiệt độ từ 4-80C, thời gian tối đa cho phép là trong vòng 24h.
5.3. Thời gian trả kết quả xét nghiệm:
15 ngày kể từ ngày lấy mẫu.
6. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ là gì?
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ là một xét nghiệm nhằm phân tích những nhiễm sắc thể ở người để biết được có nhiễm sắc thể đột biến hay không. Khi tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ sẽ xác định được các bộ nhiễm sắc thể độc, biết được số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể đó.
7. Lý do nên xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
- Vì những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai nhiều lần, những người có bất thường về hình thái liên quan đến di truyền sẽ khó khăn trong việc sinh sản sau này và có nguy cơ nhiễm sắc thể bất thường hoặc mắc các bệnh liên quan.
- Các mẫu làm xét nghiệm được: Mẫu tủy xương, mẫu máu có khả năng xác định nhiễm sắc thể Philadelphia. Ngoài ra có mẫu dịch ối và gai nhau có thể kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi.
8. Xét nghiệm sắc thể đồ có ý nghĩa như thế nào?
Nếu các cặp vợ chồng tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể có thể xác định được những đột biến về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể rõ ràng. Đặc biệt với những cặp vợ chồng hiếm muộn, sảy thai, thai có bất thường về sinh sản mà không rõ nguyên nhân hoặc trong gia đình có người dị tật thì làm xét nghiệm nhiễm sắc thể là lựa chọn tốt nhất.
9. Các trường hợp xét nghiệm được và không xét nghiệm được
Trường hợp bất thường nhiễm sắc thể có thể xét nghiệm hiện nay: Tam nhiễm sắc thể số 18 (hội chứng Edward), Tam nhiễm sắc thể số 21 (hội chứng Down), tam nhiễm sắc thể số 13 (hội chứng Patau), xét nghiệm bằng cách xét nghiệm máu mẹ (xét nghiệm Triple test) và chọc dò nước ối hoặc sinh thiết gai rau.
Trường hợp xét nghiệm chưa thể làm được: Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter), các bất thường về chức năng các cơ quan trong cơ thể thì chưa thể làm xét nghiệm NST bằng máu mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, xét nghiệm nhiễm sắc thể rất cần thiết với các trường hợp nguy cơ cao trong chẩn đoán trước sinh như: siêu âm có hình ảnh bất thường, sẩy thai, thai lưu liên tiếp.., và chẩn đoán sau sinh như: Tiền sử gia đình mang bất thường nhiễm sắc thể, chậm phát triển tinh thần trí tuệ...
10. Vợ chồng có nhiễm sắc thể đồ bất thường cần phải gì?
Nếu các cặp vợ chồng có mang đột biến nhiễm sắc thể thì đừng vội lo lắng hay hoang mang. Các bác sĩ sẽ dựa vào thực trạng của nhiễm sắc thể mà đưa ra kết quả cũng như khả năng sinh sản sau này đối với các cặp vợ chồng. Trường hợp thai phụ có nhiễm sắc thể bất bình thường thì các bác sĩ sẽ xét nghiệm huyết thanh của người mẹ (xét nghiệm Double test, Triple test) kết hợp siêu âm. Sau đó sẽ tiến hành chọc ối, thường rơi vào các bệnh nhân thai ở tuần 17 nếu có điều bất thường xảy ra nhằm tránh di tật để lại khi thai nhi ra đời và hậu quả sau này đối với các cặp vợ chồng.
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS Trịnh Văn Bảo, PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương(2012). Nhà xuất bản giáo dục . Di truyền y học Trang 27-58.
2. Orlando J. Miller, Eeva Therman (2001). Human Chromosomes. Springer-Verlag
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!