Tin tức

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cho biết chỉ số gì về sức khỏe?

Ngày 08/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một danh mục khám không thể thiếu trong thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc theo dõi và điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại xét nghiệm này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Tổng phân tích nước tiểu là gì?

Các cơ quan hệ tiết niệu tạo ra nước tiểu từ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố. Sau đó, nước tiểu sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể bằng đường niệu đạo. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu chính là một kỹ thuật xét nghiệm được áp dụng để phân tích nước tiểu về màu sắc, các hợp chất có mặt trong nước tiểu và nồng độ của chúng là bao nhiêu,....

Phân tích nước tiểu là xét nghiệm quan trọng

Phân tích nước tiểu là xét nghiệm quan trọng

Từ những chỉ số kết quả của xét nghiệm phân tích nước tiểu, bác sĩ có thêm những cơ sở quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ bệnh lý, nhất là những bệnh về gan và thận.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?

Các bác sĩ thường chỉ đinh xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong những trường hợp sau:

- Các trường hợp thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát hay khám sức khỏe định kỳ.

- Các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật và cần thực hiện đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi phẫu thuật.

- Trường hợp nhập viện để điều trị bệnh cũng cần xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng sức khỏe.

- Trong trường hợp cần chẩn đoán, phân biệt và đang trong quá trình điều trị các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, các bệnh về gan, các bệnh lý về thận,...

- Người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,... cũng cần thực hiện phân tích nước tiểu để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và lên phác đồ điều trị bệnh.

- Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh cũng cần thực hiện loại xét nghiệm này thường xuyên nhằm mục đích theo dõi, đánh giá phác đồ điều trị có hiệu quả hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần điều chỉnh phác đồ điều trị hay không. Mục đích cuối cùng là mang đến phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán thai

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán thai

- Phụ nữ muốn biết mình có mang thai hay không hoặc trong quá trình khám thai định kỳ cũng có thể được chỉ định xét nghiệm nước tiểu.

3. Tìm hiểu các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm phân tích nước tiểu

Khi cầm kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, nhiều người sẽ không hiểu rõ các chỉ số kết quả này có ý nghĩa gì và cần đến sự giải thích chi tiết từ bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, khi chủ động tìm hiểu trước, bạn sẽ có thể hiểu cơ bản về một số vấn đề sức khỏe của mình nếu đang cầm tờ kết quả trên tay. Sau đó, khi bác sĩ giải thích, bạn sẽ hiểu nhanh và rõ ràng hơn.

- Tỷ trọng nước tiểu an toàn khi nằm trong khoảng từ 1.005 - 1.025. Chỉ số này cho biết nước tiểu của bạn đang đặc hay loãng.

+ Chỉ số này giảm khi uống nhiều nước, mắc các bệnh về thận, dùng thuốc lợi tiểu,...

+ Chỉ số này tăng khi uống không đủ nước hoặc do một số bệnh lý như tiểu đường, tiêu chảy,...

Màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh

Màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh

- Giá trị pH nước tiểu thường trong khoảng từ 5.5 - 7.

+ Chỉ số này giảm khi người bệnh mắc suy thận, nhiễm khuẩn thận, hẹp môn vị,...

+ Chỉ số này giảm ở những trường hợp bị nhiễm ceton.

- Chỉ số bạch cầu (LEU):

+ Kết quả âm tính là an toàn.

+ Kết quả dương tính khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn.

- Chỉ số Protein: Trong nước tiểu của người bình thường sẽ không có protein. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm này dương tính, nghĩa là trong nước tiểu có chứa Protein thì rất có thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý như viêm cầu thận, thận đa nang,... hoặc một số bệnh lý liên quan khác.

- Chỉ số hồng cầu (ERY): Kết quả dương tính có thể do một số bệnh lý như nhiễm khuẩn tiết niệu, những tổn thương tại thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,... thận, xơ gan hoặc phụ nữ đang những ngày có kinh nguyệt.

- Chỉ số Nitrit trong nước tiểu (NIT): Kết quả dương tính khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn đường niệu.

- Thể ceton: Kết quả dương tính khi người bệnh bị nhiễm ceton. Nguyên nhân có thể do bệnh tiểu đường, mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa.

- Chỉ số Bilirubin (BIL): Kết quả dương tính khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về gan, tình trạng vàng da, tắc mật,...

- Chỉ số Glucose: Thường xuất hiện chỉ số này trong những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh viêm tụy,...

- Urobilinogen: Sự xuất hiện chỉ số Urobilinogen trong nước tiểu được đánh giá là bất thường. Đây cũng chính là nguyên nhân cảnh báo một số bệnh lý về gan, bệnh suy tim hay tình trạng tắc ống mật chủ,...

3. Nên thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ở đâu?

Từ những thông tin nêu trên, có thể thấy rằng, phân tích nước tiểu là một xét nghiệm rất cơ bản. Nhờ những chỉ số quan trọng từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh, theo dõi những phác đồ điều trị bệnh đã hiệu quả hay chưa. Chính vì lý do này, bạn nên đi khám sức khỏe khi có những triệu chứng bất thường hoặc có thể xét nghiệm phân tích nước tiểu định kỳ để theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Nên thực hiện xét nghiệm ở cơ sở y tế đáng tin cậy

Nên thực hiện xét nghiệm ở cơ sở y tế đáng tin cậy

Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rất quan trọng là nên thực hiện xét nghiệm ở những đơn vị y tế đáng tin cậy. Nếu lựa chọn những cơ sở y tế kém chất lượng, có thể nhận được kết quả xét nghiệm không chính xác. Từ đó dẫn tới chẩn đoán bệnh sai và phác đồ điều trị không phù hợp, cuối cùng có thể gây ra nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.

Hiện nay, MEDLATEC chỉnh là một đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm, được nhiều khách hàng tin tưởng với những ưu điểm như sau:

- Là nơi quy tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

- Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại và luôn được cập nhật những phiên bản mới nhất, đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

- Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ).

- Cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.