Tin tức

Hướng dẫn đọc kết quả chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Ngày 11/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cùng với xét nghiệm máu, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một trong những danh mục khám quan trọng trong gói khám sức khỏe định kỳ. Nhờ vào những chỉ số xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, theo dõi quá trình điều trị bệnh và cũng có thể phát hiện ra những nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là một số bệnh lý về thận và gan. 

1. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được chỉ định trong những trường hợp nào?

1.1. Nước tiểu được hình thành như thế nào?

Hệ tiết niệu gồm thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Nước tiểu được sản xuất ra từ hệ tiết niệu. Thận sẽ lọc hơn 1400 lít máu mỗi ngày và tạo ra 170 lít nước tiểu đầu. Sau đó, nhờ quá trình hấp thu, lượng nước tiểu được tạo thành sẽ từ 1 đến 1,5 lít. 

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để phát hiện các bệnh lý

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để phát hiện các bệnh lý

Lượng nước tiểu được tạo ra sẽ tập trung tại bàng quang, khi lượng tiểu nhiều sẽ tạo ra cảm giác buồn tiểu và nước tiểu sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo. 

1.2. Những trường hợp được chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu đối với những trường hợp dưới đây: 

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi phẫu thuật, sàng lọc một số bệnh lý về thận, bệnh huyết áp, bệnh gan và bệnh tiểu đường,…

- Thực hiện xét nghiệm khi thận xuất hiện những tình trạng bất thường, chẳng hạn như đau bụng, đau khi tiểu, tiểu ra máu, sốt hay một số triệu chứng khác về bệnh đường tiết niệu.

- Chẩn đoán các bệnh về đường tiết niệu, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, suy thận, viêm cầu thận, protein trong nước tiểu,…

- Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh: Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu và một số căn bệnh khác vẫn thường xuyên được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Đây là một trong những loại xét nghiệm quan trọng giúp các bác sĩ theo dõi, đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh, mức độ đáp ứng thuốc của bệnh nhân và điều chỉnh phương pháp điều trị để nâng cao hiệu quả. 

- Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu cũng được sử dụng trong trường hợp thử thai và khám thai định kỳ.

2. Các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách đọc chỉ số kết quả trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

- Tỷ trọng nước tiểu: Chỉ số bình thường đạt mức 1.005 - 1.025

+ Chỉ số này giảm khi uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu, mắc bệnh viêm cầu thận, suy thận mạn tính,…

+ Chỉ số này tăng trong các trường hợp như uống ít nước, cơ thể bị mất nước, bị tiêu chảy, bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh tiểu đường, suy tim xung huyết,…

- Giá trị pH nước tiểu: Chỉ số bình thường đạt mức 5.5 - 7.5

+ Chỉ số pH tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn hay suy thận, nôn mửa, tình trạng hẹp môn vị.

+ Chỉ số pH giảm trong trường hợp tiêu chảy, nhiễm ceton do tiểu đường. 

- Chỉ số bạch cầu: Bình thường là âm tính. Kết quả dương tính khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn nước tiểu hay các trường hợp nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nội tâm mạc.

 Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sỏi thận  Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sỏi thận

- Chỉ số hồng cầu trong nước tiểu hay còn gọi là đái ra máu có thể là do viêm thận cấp, sỏi thận, viêm cầu thận, thận đa nang, ung thư thận, xơ gan, viêm tuyến tiền liệt,…

- Chỉ số Nitrit trong nước tiểu: Bình thường là âm tính và xuất hiện khi xảy ra nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm nội tâm mạc,…

- Chỉ số Protein: Chỉ số bình thường là âm tính. Kết quả protein dương tính khi bệnh nhân mắc phải một số trường hợp như viêm cầu thận, viêm thận cấp, thận hư, bệnh ống thận, bệnh Wilson, huyết áp cao,…

- Chỉ số Glucose thường xuất hiện nếu bệnh nhân mắc tiểu đường, viêm tụy, bệnh lý ống thận. 

- Thể ceton dương tính trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm ceton do bệnh tiểu đường, nôn mửa hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước. 

- Chỉ số Bilirubin dương tính đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan, bệnh tắc mật, sỏi mật,…

- Urobilinogen: Bình thường, trong nước tiểu không có Urobilinogen, nhưng nếu xuất hiện chỉ số này thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh về gan, mật, bệnh suy tim xung huyết có vàng da,…

3. Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bệnh qua màu sắc nước tiểu

Ngoài các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, hàng ngày bạn vẫn có thể theo dõi sức khỏe bằng cách nhận biết những triệu chứng khác thường của màu sắc nước tiểu. 

Dự đoán bệnh qua màu sắc nước tiểu

Dự đoán bệnh qua màu sắc nước tiểu

  • Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, vàng trong, đôi khi vàng sẫm. Nếu bạn uống quá nhiều nước, khiến thận phải hoạt động liên tục và dẫn đến tình trạng nước tiểu không màu hoặc trong suốt. 

  • Ngược lại, nếu uống quá ít nước thì nước tiểu sẽ đậm màu hơn. Mỗi ngày nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. 

  • Các trường hợp nước tiểu có màu nâu có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước hoặc một số bệnh lý về gan. 

  • Nước tiểu màu đỏ có thể là do nhiễm trùng đường tiểu, mắc bệnh về tuyến tiền liệt, bệnh về thận, hoặc cũng có thể là do bệnh nhân ăn các loại quả màu đỏ hay loại rau màu đỏ. 

  • Nước tiểu có lẫn máu là một tình trạng nguy hiểm, có thể do nhiễm trùng, nhiễm độc,… và cần được xác định nguyên nhân để điều trị bệnh sớm, phòng tránh nguy cơ biến chứng. 

  • Nước tiểu màu xanh có thể do tác dụng phụ của thuốc, do màu thực phẩm hoặc cũng có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Xét nghiệm nước tiểu là danh mục quan trọng trong khám sức khỏe định kỳ

Xét nghiệm nước tiểu là danh mục quan trọng trong khám sức khỏe định kỳ

Nếu nhận thấy nước tiểu có màu sắc bất thường, có mùi hôi, có lẫn máu,… bạn không nên chủ quan, cần đi khám sớm. Người khỏe mạnh cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó bao gồm thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để có thể theo dõi được các chỉ số trong nước tiểu và đánh giá tình trạng sức khỏe. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về kết quả khi thực hiện xét nghiệm tại đây. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại luôn là ưu điểm vượt trội của MEDLATEC. 

Bên cạnh đó, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp những khách hàng bận rộn thuận tiện hơn trong việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Để đặt lịch xét nghiệm sớm, mời bạn liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ