Tin tức
Xơ vữa mạch vành và những biến chứng người bệnh nên cảnh giác
- 08/11/2024 | Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không: Hiểu để chủ động phòng tránh hiệu quả
- 04/12/2024 | Xơ vữa mạch máu và những biến chứng không thể xem thường
- 15/12/2024 | Căn nguyên bệnh xơ vữa động mạch cảnh: Hiểu để nắm được cách phòng ngừa
- 17/12/2024 | Xơ vữa động mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán
- 19/04/2025 | Giải mã xơ vữa động mạch: Cơ chế hình thành, nguyên nhân, triệu chứng
1. Triệu chứng xơ vữa mạch vành
Tình trạng xơ vữa mạch vành là do các mảng bám tích tụ tại thành trong động mạch. Những mảng xơ vữa này thường được hình thành từ chất béo, canxi, cholesterol hay một số chất khác. Theo thời gian, lòng động mạch sẽ trở nên hẹp và cứng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch vành là thói quen hút thuốc lá, tình trạng thừa cân béo phì, lười vận động, bệnh tiểu đường, tình trạng tăng huyết áp,....
Thời gian đầu, các trường hợp bị xơ vữa động mạch thường không gây ra những triệu chứng. Tuy nhiên, khi động mạch hẹp, thậm chí bị tắc hoàn toàn, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân không hề biết mình bị bệnh cho đến khi phải nhập viện cấp cứu.
Tuy nhiên, bệnh xơ vữa mạch vành cũng có thể gây ra một số triệu chứng cảnh báo sớm như sau:
- Đau thắt ngực: Cơn đau thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và đau tăng lên khi lao động gắng sức hoặc trong khi tập thể dục.
Đau tức ngực có thể là do xơ vữa mạch vành
- Khó thở.
- Cơ thể luôn mệt mỏi.
- Trường hợp mạch vành bị tắc nghẽn bởi những cục máu đông, những triệu chứng bệnh sẽ rất nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tức ngực dữ dội, cơn đau lan xuống vai và cánh tay, cổ và hàm cảm thấy khó chịu, nôn và buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt và ngất xỉu,...
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
2. Biến chứng xơ vữa mạch vành
Nếu không được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, xơ vữa mạch vành có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Các mảng xơ vữa dày lên khiến cho lòng mạch bị thu hẹp và khiến cho dòng máu chảy trong động mạch bị cản trở.
- Khi tình trạng tắc nghẽn động mạch trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị đau thắt ngực và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị tích cực kịp thời.
- Khi mảng bám vỡ ra sẽ gây hình thành những cục máu đông trong động mạch. Nếu cục máu đông này không làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, nó có thể tan biến và không gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nếu cục máu đông này gây tắc hoàn toàn động mạch, cơ tim sẽ không đủ dinh dưỡng và oxy và không thể phục hồi chức năng.
3. Điều trị xơ vữa mạch vành
Trước hết, để chẩn đoán người bệnh có bị xơ vữa mạch vành hay không, bác sĩ cần thăm khám triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tâm đồ, áp dụng những biện pháp gắng sức để đánh giá vùng cơ tim bị thiếu máu hay động mạch vành bị tổn thương, chụp MSCT mạch vành,....
- Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành gồm:
+ Làm chậm hoặc ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch vành.
+ Giúp bệnh nhân cải thiện những triệu chứng bệnh.
+ Phòng ngừa một số biến chứng như tình trạng tập kết tiểu cầu, gây ra cục máu đông, nhồi máu cơ tim,...
+ Giúp máu lưu thông hiệu quả hơn bằng nhiều phương pháp như mở rộng lòng động mạch vành,...
- Những phương pháp điều trị bệnh thường được bác sĩ chỉ định là thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật,... Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của người bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp.
+ Thay đổi lối sống:
Có thể nói rằng, việc duy trì lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng xơ vữa động mạch vành, hạn chế sự tiến triển nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Cụ thể, người bệnh nên loại bỏ thói quen hút thuốc, ăn những loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, tránh tiêu thụ đồ ăn nhanh, món ăn chiên xào, món ăn nhiều muối, nhiều đường và nhiều chất béo xấu,... Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc xơ vữa mạch vành cũng nên kiểm soát căng thẳng, duy trì huyết áp ổn định và thường xuyên tập thể dục.
+ Dùng thuốc: Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol xấu, quản lý đường huyết, ngăn ngừa hình thành cục máu đông,...
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng
+ Can thiệp mạch: Một số phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định như đặt stent động mạch vành hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
4. Phòng ngừa xơ vữa mạch vành bằng cách nào?
Không thể phòng ngừa hoàn toàn chứng xơ vữa mạch vành nhưng một số phương pháp sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Thực hiện chế độ ăn khoa học.
- Thường xuyên vận động thể chất.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao.
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch.
Người bệnh nên đi khám tại những cơ sở y tế đáng tin cậy
Hi vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh xơ vữa mạch vành, đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm của bệnh cùng với một số phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu được điều trị sớm, người bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động. Người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý về tim mạch, được rất nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn.
Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch hàng đầu của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên kịp thời hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
