Tin tức
Xử trí những tai nạn dễ gặp ở trẻ
Khi trẻ bị bỏng cần làm mát vết thương bằng cách cho nước chảy chậm trên vết bỏng.
Ngộ độc
Đây là một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vì trẻ rất dễ uống phải thuốc, hóa chất hay bất cứ chất độc nào trẻ lấy được. Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng như nôn, đau bụng, co giật, bất tỉnh hay lơ mơ, có vết phỏng quanh miệng... thì cần nghĩ ngay trẻ đã bị ngộ độc và tìm cách sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện. Đầu tiên, cần cho bé nôn ra được chất độc càng nhiều càng tốt bằng cách kích thích vùng nôn ói ở yết hầu. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên đem theo vỏ chai thuốc hoặc những chất gây độc để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nếu uống nhầm loại chất gây ăn mòn như acid thì không nên gây nôn vì như vậy dễ làm chảy máu. Tốt nhất là cho uống nước than hoạt tính pha theo tỷ lệ 4/1: 4 nước, 1 than; liều lượng: 10g than hoạt tính cho 1kg cân nặng cơ thể.
Nếu trẻ còn tỉnh, hãy cho trẻ uống một cốc sữa hoặc nước, không cho uống nước muối hay chanh, giấm. Nếu trẻ đã bất tỉnh, bạn cần kiểm tra xem trẻ còn thở không. Nếu trẻ ngừng thở, cần làm hô hấp nhân tạo nhưng nên đặt một miếng vải mỏng lên trên miệng bé và hà hơi qua tấm vải để tránh cho bản thân không bị nhiễm chất độc từ miệng bé. Nếu trẻ bị chất độc ngấm vào mắt, có thể dùng một bình nước để cao 10cm dội từ từ lên mắt liên tục trong 15 phút. Nếu trẻ bị phỏng quanh miệng do uống phải hóa chất, cần lấy nước sạch rửa da và môi cho bé. Sau khi sơ cứu, cần chuyển ngay trẻ tới bệnh viện.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!