Tin tức
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản
- 01/01/2024 | Chỉ số đường huyết: những vấn đề cơ bản cần lưu tâm
- 01/07/2023 | Mục đích của xét nghiệm huyết đồ và ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm này
- 20/09/2024 | Hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm gan và những lưu ý từ bác sĩ
1. Các chỉ số xét nghiệm máu
có ý nghĩa gì?
Các chỉ số kết quả xét nghiệm máu là những cơ sở dữ liệu vô cùng quan trọng đối với các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
1.1. Ý nghĩa của kết quả chỉ số xét nghiệm máu toàn phần
- Chỉ số RBC cho biết trong một thể tích máu có chứa bao nhiêu hồng cầu. Ở nam giới, chỉ số tiêu chuẩn là từ 4.2 – 6.0 T/L và ở nữ giới là từ 3.8 – 5.0 T/L. Chỉ số này thường tăng khi người bệnh bị mất nước hoặc bị bệnh tăng hồng cầu. RBC thường giảm trong những trường hợp bị thiếu máu.
Nên xét nghiệm máu tại những cơ sở y tế uy tín để có được kết quả chính xác
- Chỉ số HGB: Cho biết về lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu. Chỉ số tiêu chuẩn là từ 120 – 150 g/L đối với nữ và 130-170 g/L đối với nam.
Nguyên nhân khiến HGB tăng là do một số vấn đề như bệnh tim mạch, bệnh về phổi hoặc do mất nước. HGB giảm do một số nguyên nhân như thiếu máu, chảy máu hoặc do phản ứng tan máu,...
- Chỉ số HCT: Chỉ số tiêu chuẩn ở nữ nằm trong khoảng 0.336-0.450 L/L và đối với nam giới là 0.335-0.450 L/L. Nguyên nhân gây tăng HCT bất thường có thể là do người bệnh đang ở trên núi cao, hút nhiều thuốc lá, dị ứng, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn, tăng hồng cầu, tình trạng giảm lưu lượng máu hay mất nước,... Nguyên nhân gây giảm HCT thường là do mất máu, mắc bệnh thiếu máu hoặc do đang mang thai.
- Chỉ số MCV: Cho biết thể tích trung bình của hồng cầu. Chỉ số tiêu chuẩn nằm trong khoảng 75 – 96 fL.
MCV tăng là do mắc các bệnh về gan, tuyến giáp, tủy xương, thiếu vitamin B12,... MCV giảm là do thiếu sắt, thiếu máu, mắc chứng suy thận hay bệnh thalassemia,...
- Chỉ số MCH cho biết lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu. Giá trị tiêu chuẩn của MCH là 24- 33pg.
Có thể thực hiện lấy mẫu máu tại nhà
- Chỉ số WBC có thể phản ánh trong một thể tích máu có chứa bao nhiêu bạch cầu. Chỉ số WBC ở người bình thường là 4.0 đến 10.0G/L.
Chỉ số này tăng thường là do một số tình trạng viêm nhiễm, bệnh bạch cầu,... Ở những trường hợp bị suy tủy, nhiễm khuẩn, thiếu vitamin B12, WBC sẽ giảm so với mức bình thường.
- LYM: Chỉ số tiêu chuẩn nằm trong khoảng 0.9 – 5.2 G/L. Chỉ số này tăng có thể là do bệnh lao, Hogdkin,… và thường giảm trong một số trường hợp mắc ung thư, nhiễm HIV, sử dụng glucocorticoid…
- MONO: Giá trị tiêu chuẩn của chỉ số Mono thường nằm trong khoảng 0.16 -1 G/L).
- Chỉ số PLT phản ánh số lượng tiểu cầu. Nếu kết quả đạt từ 150 - 350G/L được đánh giá là bình thường.
- MPV là chỉ số thể tích trung bình của tiểu cầu. Chỉ số này ở người bình thường sẽ nằm trong mức 6,5 – 11fL, thường tăng khi mắc bệnh các bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay bệnh tim mạch và thường giảm khi bị thiếu máu, bạch cầu cấp,...
1.2. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu sinh hóa
- Chỉ số Glucose cho biết lượng đường trong máu là bao nhiêu. Kết quả từ 4,1 – 6,1 mmol/l được đánh giá là bình thường.
- SGOT và SGPT: Được xác định để đánh giá nồng độ men gan. Trong đó, chỉ số tiêu chuẩn nằm trong khoảng:
+ SGOT ở người khỏe mạnh là 9,0 – 48,0.
+ SGPT ở người khỏe mạnh là 5,0 – 49,0.
Những chỉ số này cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng gan đang suy giảm.
- Chỉ số mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol. Những chỉ số này tăng cao thì càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,...
- Ure: Chỉ số ure đạt 2.5 – 7.5 mmol/l được đánh giá là bình thường. Những thay đổi, vượt quá giới hạn của chỉ số này có thể cảnh báo thận của bạn đang gặp vấn đề.
- Acid uric: Giá trị tiêu chuẩn là ở mức 180 – 420 umol/l ở nam và đối với nữ giới chỉ số này ở trong mức 150 – 360 umol/l. Chỉ số này vượt quá giới hạn có thể do bệnh thận hoặc gout,...
2. Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín, chi phí hợp lý
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên chú ý một số điều như sau:
- Một số thành phần trong các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó, có thể cần dừng thuốc trước khi lấy mẫu máu. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
- Nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi xét nghiệm. Bên cạnh đó, có một số loại xét nghiệm, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy mẫu máu.
- Không dùng bia rượu hoặc các chất kích thích khác trước khi xét nghiệm máu.
Không nên uống bia rượu trước khi xét nghiệm máu
Bên cạnh những lưu ý nêu trên, bạn cũng nên tham khảo thông tin, lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm chính xác. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện thăm khám và xét nghiệm tại đây.
MEDLATEC đầu tư nhiều loại máy xét nghiệm hiện đại
Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC không chỉ có chuyên môn cao mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Hệ thống máy xét nghiệm của MEDLATEC rất hiện đại và luôn được cập nhật công nghệ mới nhất. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt song hành 2 chứng chỉ về tiêu chuẩn phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ). Vì thế, quý khách hàng có thể tin tưởng về chất lượng dịch vụ xét nghiệm tại đây.
MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với chi phí hợp lý, phù hợp với những khách hàng bận rộn hoặc gặp khó khăn trong quá trình di chuyển đến bệnh viện, phòng khám.
Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm sớm, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!