Tin tức
Hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm gan và những lưu ý từ bác sĩ
- 17/10/2022 | Chỉ số xét nghiệm gan nói lên điều gì? Nên thực hiện ở đâu uy tín?
- 02/03/2023 | Chỉ số xét nghiệm gan bình thường là bao nhiêu?
- 31/01/2023 | Giải thích các chỉ số xét nghiệm gan và các lưu ý khi làm xét nghiệm này
- 14/09/2024 | Điều trị viêm gan B: các phương pháp và lưu ý không nên bỏ qua
- 14/09/2024 | Viêm gan B có tự khỏi không? Làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh?
1. Vì sao cần xét nghiệm gan?
Trước khi hướng dẫn về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao cần thực hiện loại xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch người bệnh.
Xét nghiệm gan là cách phát hiện tổn thương gan nhanh và chính
Sau khi phân tích kết quả, nếu có bất thường, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh khác như sinh thiết, chụp CT hay MRI,... và đưa ra kết luận cuối cùng về các vấn đề sức khỏe của bạn.
Bác sĩ đưa ra yêu cầu xét nghiệm chức năng gan vì một số lý do cụ thể như sau:
+ Để chẩn đoán các bệnh về gan, trong đó có một số bệnh rất thường gặp như viêm gan B, viêm gan C,...
+ Đánh giá về mức độ bệnh ra sao, có nghiêm trọng không, nhất là đối với những trường hợp bị xơ gan hay ung thư gan.
+ Bên cạnh đó, các chỉ số xét nghiệm gan còn rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh tiến triển ra sao, đáp ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị như thế nào, có cần điều chỉnh phác đồ chữa bệnh hay không,...
+ Ngoài ra, thông qua các chỉ số này, bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá được một số tác dụng phụ của thuốc và có hướng xử trí kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.
2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm gan
Khi có kết quả xét nghiệm và người bệnh đã được cầm tờ kết quả trong tay nhưng phần lớn bệnh nhân không hiểu rõ các chỉ số này có ý nghĩa ra sao và phải chờ đợi bác sĩ để được biết rõ hơn về tình trạng của mình. Tuy nhiên, một số hướng dẫn về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về kết quả sức khỏe gan của mình, trong khi chờ đợi kết luận và tư vấn từ bác sĩ.
Nếu có biểu hiện đau bụng bất thường bạn nên đi khám sớm
- Chỉ số AST: Nếu chỉ số này lớn nằm trong khoảng 0-50 U/L được đánh giá là bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng cao hơn 50 U/L thì có thể bệnh nhân đang bị tổn thương gan do nhiều nguyên nhân như lạm dụng bia rượu, do virus, do suy gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan tự miễn,...
- Chỉ số ALT: Vai trò chính của loại enzyme này là chuyển đổi protein thành năng lượng và đảm bảo hoạt động của các tế bào gan. Chỉ số tiêu chuẩn của ALT nằm trong khoảng từ 0 - 50 U/L. Chỉ số này tăng cao có thể do viêm gan, nghiện bia rượu hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Chỉ số Albumin và protein toàn phần: Chỉ số an toàn là từ 35 - 55 g/l. Nếu Albumin < 35 g/l thì nguyên nhân có thể do tổn thương gan.
- Chỉ số GGT và AP: Trong đó, giá trị tiêu chuẩn của các chỉ số này như sau:
+ Chỉ số AP: Từ 35 - 115 U/L.
+ Chỉ số GGT: Từ 3 - 60 U/L.
Trong trường hợp cả hai chỉ số này tăng quá cao, thậm chí tăng 10 lần so với giá trị tiêu chuẩn thì người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng bệnh khá rõ ràng.
Nếu AP không tăng còn GGT lại tăng thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Vì AP có thể tồn tại ở một số cơ quan khác như xương, ruột, thận hay nhau thai.
- Bilirubin: Chất này được tạo ra khi hồng cầu bị phân hủy. Sau đó, Bilirubin sẽ được vận chuyển qua gan và cuối cùng thải ra bên ngoài qua phân. Chỉ số này bình thường khi:
+ Bilirubin trực tiếp: 0 - 4 mg/dl;
+ Bilirubin gián tiếp: 0,1 - 1 mg/dl;
+ Bilirubin toàn phần: 0,2 - 1 mg/dl.
Chỉ số này tăng cao nghiêm trọng có thể do người bệnh bị viêm đường mật xơ hóa, có khối u trong gan hoặc bị xơ gan.
- Thời gian PT (prothrombin) hay chính là thời gian đông máu. Giá trị tiêu chuẩn sẽ ở mức 12 giây ± 1. Nếu thời gian đông máu lâu hơn giá trị tiêu chuẩn nêu trên thì rất có thể gan đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Các chỉ số xét nghiệm có thể có khoảng tham chiếu khác nhau tùy vào giới tính, độ tuổi, thời điểm làm xét nghiệm, khi đọc kết quả cần nhìn vào giá trị bình thường được ghi trong phiếu.
3. Lưu ý
Không chỉ tìm hiểu về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan, người bệnh cũng cần lưu ý về một số vấn đề trước xét nghiệm gan để có được kết quả chính xác. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ:
Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm để có được kết quả chính xác
- Nên xét nghiệm vào buổi sáng sớm.
- Trước khi xét nghiệm nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ. Trước khoảng thời gian này, bạn cũng chỉ nên ăn các loại thức ăn dạng mềm và dễ tiêu hóa.
- Không hút thuốc hay uống bia rượu hoặc dùng chất kích thích trước khi xét nghiệm để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả.
- Tham khảo bác sĩ về việc dừng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm.
Trên đây là một số hướng dẫn về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan và những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm chức năng gan hoặc làm một số xét nghiệm khác, có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Đây là đơn vị y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên đạt 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP.
Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC được nhiều khách hàng lựa chọn
Nếu bạn quá bận rộn, có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể dễ dàng sắp xếp thời gian để đảm bảo công việc cá nhân mà vẫn có thể kiểm tra sức khỏe.
Để đặt lịch xét nghiệm sớm, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC, tổng đài viên sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!