Các tin tức tại MEDlatec

Báo động số ca mắc ung thư tại miền Tây, người dân cần làm gì để phòng ngừa, kiểm soát bệnh?

Ngày 20/12/2024
Thống kê tại Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh năm 2023 cho thấy 13 tỉnh miền Tây có số lượng khám bệnh và nhập viện chữa bệnh cao, lên tới gần 300.000 người/ năm. Vậy đứng trước những mối đe dọa căn bệnh hiểm nghèo, người dân cần làm gì để phòng ngừa, kiểm soát bệnh một cách hiệu quả?

Gánh nặng ung thư gia tăng tại miền Tây 

Năm 2023, thống kê số lượng khám và nhập viện chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cho thấy 13 tỉnh miền Tây có số lượng khám bệnh và nhập viện lớn nhất, lượng khám hơn 17.000 người và nhập viện chữa bệnh hơn 242.000 người.  

Trong đó, Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp là 4 tỉnh miền Tây có số lượt khám và nhập viện điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM cao nhất, trên 10% trong tổng số bệnh nhân của 13 tỉnh miền Tây. 

Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ là trung tâm điều trị ung thư của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, tình trạng bệnh nhân thức đêm chờ xạ trị là cảnh tượng quen thuộc bởi số lượng bệnh nhân quá đông trong khi điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.  

“Ban ngày ngủ nghỉ chập chờn do phòng ốc chật chội, nóng nực, ban đêm thức chờ xạ trị. Người bệnh, người nhà đều đuối và mệt mỏi, nhưng được bệnh viện xếp lịch xạ trị là may rồi, nhiều người con đang xếp hàng dài”, bà N.T.T (54 tuổi, Sóc Trăng) chia sẻ.  

Gánh nặng ung thư gia tăng tại khu vực miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Số lượng người khám và điều ung thư của 13 tỉnh miền Tây có xu hướng tăng theo từng năm. Thực tế này đặt ra bài toán cần làm gì để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến người dân. 

Bệnh ung thư: Nỗi lo thường trực của ngành Y tế 

Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2022 cho thấy, tại Việt Nam, tỷ suất mắc ung thư mới là 150,8/100.000 dân. Đồng thời, số ca tử vong do ung thư lên đến 120.184 ca. Đây là tỷ lệ đáng báo động, đặt Việt Nam ở vị trí thứ 20 về tỷ lệ mắc mới tại châu Á và thứ 101 trên toàn cầu.  

Hiện nay, các loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam ở nam giới là ung thư gan (19,7%), ung thư phổi (17,7%), ung thư dạ dày (11%). Ở nữ giới, ung thư vú chiếm tỷ lệ cao nhất (28,9%), tiếp theo là ung thư phổi (8,7%) và ung thư đại trực tràng (8,7%). 

Không phải ngẫu nhiên, ung thư được Bộ Y tế xếp vào nhóm các bệnh hiểm nghèo. Một người mắc ung thư ở giai đoạn nặng có thể phải tạm dừng mọi hoạt động trong đời sống để tập trung điều trị, bởi bệnh đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, người bệnh phải chịu những nỗi đau đớn hành hạ thể xác.  

Bên cạnh đó, căn bệnh quái ác còn trở thành gánh nặng với những gia đình có người thân mắc ung thư, suy sụp về tinh thần, kiệt quệ về tài chính... Các phương pháp xạ trị, hóa trị và đặc biệt điều trị đích ung thư (sử dụng thuốc làm hạn chế sự tăng trưởng và lan rộng của khối u) rất tốn kém, nhiều gia đình đành ngậm ngùi phó mặc cho số phận do không có khả năng chi trả để tiếp tục lộ trình điều trị. 

Ung thư không chỉ để lại những ảnh hưởng sức khỏe đến người mắc mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và ngành y tế (Ảnh: Sưu tầm)

Một người bị ung thư sẽ để lại gánh nặng cho chính gia đình họ, nhiều người mắc bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho cả ngành Y tế. Ung thư ngày càng trở thành căn bệnh ai nghe cũng ám ảnh, là nỗi lo chưa dứt của ngành Y tế Việt Nam cũng như trên toàn cầu.  

“Lười” khám định kỳ, nhiều người thờ ơ với sức khỏe 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - câu nói quen thuộc của người Việt với hàm ý việc phát hiện dấu hiệu, theo dõi sức khỏe để phòng ngừa từ sớm bao giờ cũng hiệu quả hơn đến lúc đổ bệnh mới điều trị. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa được quan tâm đúng mức. Đa phần người dân đi khám khi các dấu hiệu bệnh rõ ràng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.  

Với những triệu chứng thông thường, người dân thường ngại đến cơ sở y tế, trong đó có một số rào cản như khoảng cách địa lý, lo lắng thời gian chờ đợi, tốn kém chi phí, tâm lý sợ phát hiện ra bệnh... 

Tâm lý “ngại gặp bác sĩ” khiến không ít người thường tham vấn “bác sĩ Internet”, sử dụng các mẹo dân gian, hay nguồn thông tin chưa được kiểm chứng điều trị bệnh, không ít trường hợp “tiền mất tật mang” và khi nhận ra đã muộn màng. 

Bài toán nào ngăn chặn làn sóng ung thư tại các tỉnh miền Tây? 

Khu vực miền Tây với lối sống có phần phóng khoáng của bà con vùng sông nước, thích tụ tập ăn nhậu, có những thói quen chưa lành mạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng ít chủ động quan tâm chăm sóc tới sức khỏe.  

Để có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống ung thư, khám sức khỏe định kỳ, chủ động tầm soát sớm ung thư là chìa khóa duy nhất. 

ThS.BS Hà Anh Kiệt - Chuyên Khoa Nội, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Cần Thơ cho biết: “Bệnh ung thư nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm (0, I, II) có thể đạt tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 90%. Tuy nhiên, đa phần người dân hiện nay phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi khối u đã xâm lấn, di căn xa, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng đáng kể chi phí điều trị”. 

Tầm soát sớm không chỉ gia tăng cơ hội điều trị bệnh thành công mà còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị, chưa cần dùng đến các phương pháp điều trị phức tạp gây tốn kém. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ gây ung thư tiềm tàng trong cơ thể, người dân được bác sĩ cảnh báo kịp thời, tư vấn thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp, từ đó có ý thức chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn. 

Chuyên gia MEDLATEC khuyến cáo, tùy theo từng độ tuổi, yếu tố nguy cơ, người dân cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe định kỳ - tầm soát sớm nguy cơ ung thư một cách đều đặn, thường xuyên. Ngoài ra, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục phù hợp với thể trạng là yếu tố nền tảng giúp sức khỏe dẻo dai, thiết lập hàng rào miễn dịch vững chắc trước sự tấn công của bệnh tật. 

MEDLATEC đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân miền Tây 

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Cần Thơ: Địa chỉ y tế chất lượng đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân miền Tây  

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đa chuyên khoa. 
  • Thực hiện song hành 2 chứng chỉ chất lượng xét nghiệm CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012, đảm bảo kết quả chính xác. 
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ hỗ trợ thăm khám, điều trị chuyên sâu các bệnh lý. 
  • Phục vụ người dân lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, tiện lợi. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC khu vực miền Tây: 

  • Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Cần Thơ: 598 đường 30 Tháng 4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ. 
  • Cơ sở dịch vụ điều dưỡng MEDLATEC Kiên Giang: Lô P6-30, đường 3 Tháng 2, P. An Hòa, Q. Rạch Giá, Kiên Giang. 
  • Văn phòng lấy mẫu tận nơi MEDLATEC An Giang: 796/1 đường Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang. 
  • Văn phòng lấy mẫu tận nơi MEDLATEC Hậu Giang: 617 đường Trần Hưng Đạo, KV 3, phường 3, TP. Vị Thanh, Hậu Giang. 
  • Cơ sở dịch vụ điều dưỡng MEDLATEC Vĩnh Long: 234D đường Trần đại nghĩa, phường 4, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long. 

Liên hệ ngay hotline 0963 112 636 - 1900 56 56 56 để được Hệ thống Y tế MEDLATEC khu vực miền Tây hỗ trợ kịp thời các vấn đề sức khỏe, hoặc đặt lịch thăm khám/ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.