Các tin tức tại MEDlatec
Cách phòng bệnh sán dây lợn
- 22/03/2019 | Tổng quan về bệnh sán lá gan lớn
- 17/03/2019 | Không cần tới bệnh viện, mẹ an tâm xét nghiệm sán lợn cho con tại nhà
- 22/04/2019 | Vì sao nên làm xét nghiệm giun sán
Một số biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp bạn và người thân không mắc bệnh này.
Sán lợn - Bệnh vào từ miệng
Sán dây lợn không phải bệnh truyền nhiễm nên mức độ nguy hiểm trong cộng đồng không lớn. Bệnh chủ yếu lây qua các đường như:
- Lây qua đường tiêu hoá: Ăn thịt lợn nấu chưa chín, nem chua, bê tái, bò tái nhiễm ấu trùng sán.
- Bệnh nhân thải trứng sán ra đất, trứng sán sống ở đất nhiều tháng, trứng lẫn với rau trồng, khi người dân ăn rau sống nhiễm trứng sán sẽ mắc bệnh.
Thịt chưa nấu chín có thể là nguyên nhân gây bệnh sán lợn.
Các thể bệnh của sán dây lợn
Cục Y tế dự phòng cho biết, tùy vào người bệnh ăn hay nuốt phải trứng, nang ấu trùng mà có thể sẽ mắc các thể bệnh như:
- Bệnh ấu trùng sán lợn
Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,… Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.
- Bệnh sán trưởng thành ở ruột
Người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.
Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Phòng bệnh hiệu quả nhờ những biện pháp sau
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân những biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bất cứ ai cũng làm được:
Cần sử dụng rau sống sạch, rõ nguồn gốc để không bị lây bệnh sán lợn.
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng nhà tiêu hợp về sinh, không nuôi lợn thả rông.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, các thức ăn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.
- Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC - địa chỉ uy tín hàng đầu thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo dõi giun sán. Hơn 23 năm uy tín phục vụ người dân Thủ đô, bệnh viện nay đã có mặt ở hơn 20 tỉnh thành trên cả nước. Đặt lịch khám hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!