Tin tức
Tìm hiểu về các cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
- 01/10/2023 | U nang thừng tinh ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 01/02/2024 | Phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em
- 21/11/2024 | Sẩn ngứa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử trí an toàn cho làn da của trẻ
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
1.1. Nguyên nhân sinh lý
- Di truyền: Một số trẻ có tinh hoàn bên to bên nhỏ là do yếu tố di truyền.
- Quá trình phát triển tự nhiên: Tinh hoàn ở trẻ sơ sinh đôi khi phát triển chưa đều nhưng theo thời gian, khi trẻ lớn dần, tinh hoàn sẽ tự điều chỉnh cân bằng.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể là kết quả từ sự phát triển tự nhiên của cơ thể
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
- Tràn dịch màng tinh hoàn: Là hiện tượng tích tụ dịch trong màng bao quanh tinh hoàn, làm cho một bên tinh hoàn to hơn bình thường.
- Thoát vị bẹn: Khi mô mỡ hoặc một phần ruột chui vào bìu qua ống bẹn sẽ làm cho một bên tinh hoàn sưng to hơn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tĩnh mạch ở tinh hoàn bị phình to khiến cho một bên tinh hoàn lớn hơn bên còn lại.
- Nang thừng tinh: Khối bầu dục hoặc tròn nằm ở bìu, ngay dưới tinh hoàn nên nhầm lẫn với tinh hoàn bên to bên nhỏ.
2. Chẩn đoán xác định nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
Để xác định chính xác tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là do nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra sau:
- Siêu âm tinh hoàn: Xác định tinh hoàn ẩn trong các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục: viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn....
- Nội soi ổ bụng hoặc chụp CT-Scanner: Thực hiện khi thăm khám không tìm thấy tinh hoàn trong bìu hoặc không thấy tinh hoàn qua siêu âm.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bác sĩ cũng có thể cân nhắc xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác như: chất chỉ điểm ung thư, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm nhiễm sắc thể,...
3. Các cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên quan sát để nhận diện đúng sự thay đổi về kích thước cũng như độ căng của tinh hoàn ở trẻ. Nếu sau vài tháng kích thước hai bên tinh hoàn vẫn không đều hoặc trẻ bị sưng, đau thì cần thăm khám y tế để có biện pháp điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị tràn dịch màng tinh
Tràn dịch màng tinh là hiện tượng dịch lỏng tích tụ trong màng bao quanh tinh hoàn khiến cho một bên tinh hoàn của trẻ có thể to hơn bên còn lại. Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh do tràn dịch màng tinh hoàn là phẫu thuật đóng ống bẹn và loại bỏ dịch thừa trong màng tinh để ngăn chặn tái phát.
Trước khi phẫu thuật diễn ra, trẻ sẽ được khám tiền mê và gây mê phẫu thuật. Phẫu thuật giúp tình trạng tràn dịch màng tinh chấm dứt, tinh hoàn phát triển cân đối, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.
Bệnh tràn dịch màng tinh - một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn của trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ
3.2. Điều trị thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần của ruột hoặc mô bụng lồi ra qua một điểm yếu ở cơ thành bụng tại vùng bẹn. Hiện tượng này khiến cho vùng bìu hoặc háng sưng to.
Phẫu thuật là cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh do thoát vị bẹn. Bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở vùng bẹn để thực hiện thao tác đẩy khối thoát vị trở lại ổ bụng, sau đó khâu lại ống phúc tinh mạc để ngăn ngừa thoát vị tái phát.
Phẫu thuật thoát vị bẹn sớm giúp ngăn ngừa biến chứng như xoắn tinh hoàn, nghẹt ruột, đảm bảo chức năng sinh sản cho trẻ.
3.3. Điều trị giãn mạch thừng tinh
Giãn mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong bìu, nhất là tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, bị giãn ra gây ứ đọng máu. Hiện tượng này có thể gây đau và sưng vùng bìu, làm cho tinh hoàn bị lệch về kích thước.
Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh do giãn mạch thừng tinh là tiến hành phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật có sử dụng thuốc gây mê. Bác sĩ tiến hành cắt bỏ hoặc thắt tĩnh mạch bị giãn lại để ngăn tình trạng ứ đọng máu.
3.4. Điều trị nang thừng tinh
Nang thừng tinh là khối dịch tích tụ nằm dọc theo thừng tinh - bộ phận nối tinh hoàn với hệ thống sinh dục bên trong cơ thể. Đây là một dạng nang bẩm sinh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và thường là nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ.
Khi nang thừng tinh không tự tiêu và có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn hoặc gây lệch kích thước nghiêm trọng; bác sĩ sẽ xem xét cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh bằng phương án phẫu thuật loại bỏ nang.
Phẫu thuật được thực hiện để tiếp cận nang, loại bỏ dịch ứ đọng. Sau khi nang được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu vết mổ và băng bó cẩn thận để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sau khi xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
Sau khi đã thực hiện cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh theo phác đồ của bác sĩ, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà, nếu phát hiện nguy cơ bất thường cần đi khám ngay hoặc tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra khả năng hồi phục.
Trẻ sơ sinh tinh hoàn bên to bên nhỏ không phải mọi trường hợp đều do bệnh lý. Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và nếu có dấu hiệu nghiêm trọng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra, thực hiện đúng cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ được bảo vệ an toàn khả năng sinh sản trong tương lai.
Cha mẹ có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ cho trẻ, có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!